Cô gái Việt khởi nghiệp trên đất Úc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ sau hai năm lập nghiệp trên đất khách, người mẹ trẻ Trần Thu Lê (sinh năm 1989) đã biến gara với 6 chiếc áo cưới ở bang Victoria (Úc) thành thương hiệu Bella E La Bestia Bridal (BELBB) được nhiều người biết đến.
 Lê (trái) và Diệp cùng con trai ở cửa hàng
Lê (trái) và Diệp cùng con trai ở cửa hàng
Năm 2017, tiệm áo cưới BELBB của hai cô gái Việt đã tài trợ những trang phục cho các thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới Úc (Miss World Australia 2017)  là La’Ace De Vries và Georgina Gunn. Kể về cơ duyên này, Lê Thị Ngọc Diệp, bạn đồng hành với Lê, nói: “Bọn mình gặp Georgina Gunn ở một sự kiện mà cô làm người mẫu. Thể hiện xuất sắc trong chiếc váy của BELBB, cô ngỏ lời xin công ty tài trợ trang phục dự thi khi là thí sinh đại diện tiểu bang Victoria”.
Còn La’Ace De Vries lại là thí sinh ở tiểu bang Queensland, đã theo dõi kênh xã hội của cửa hàng từ lâu và ưng ý với một chiếc váy ở đây. Cô cũng chủ động liên hệ cửa hàng và đôi bên tiến hành công việc. Năm 2018, La’Ace tiếp tục đồng hành cùng tiệm áo cưới này cũng ở cuộc thi Miss World Australia.
Cũng trong năm 2017, BELBB vào top 5 hạng mục Áo cưới (Bridal Gown Boutique) của giải thưởng ABIA tiểu bang Victoria, một giải thưởng thường niên bình chọn các dịch vụ cưới tốt ở Úc dựa trên bình chọn của khách hàng. Ngoài ra, shop là cửa hàng Việt duy nhất được các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ và Úc Enzoani, Sophia Tolli, Jadore tin tưởng chọn làm nhà bán lẻ chính thức, cùng với thương hiệu Callista dành cho các cô dâu ngoại cỡ.
Vừa cho con bú, vừa tư vấn khách hàng
Năm 2015, cô gái Việt Thu Lê, từng là du học sinh Đại học Swinburne, vừa sinh con được 5 tháng thì bắt tay vào mở tiệm áo cưới với sự giúp đỡ của mẹ. Lê chia sẻ, thời gian đầu khó khăn, có khi phải vừa địu con, cho con bú, vừa tư vấn váy cưới cho cô dâu, những người mẹ tương lai.
Nhận thấy sự gồng gánh của bạn, một năm sau, Ngọc Diệp (33 tuổi), một du học sinh ngành dược sĩ ở Đại học Monash, ngỏ lời hợp tác cùng bạn phát triển việc kinh doanh, bên cạnh công việc dược sĩ của mình. Hai cô gái trẻ đã di chuyển từ gara nhỏ đến cửa hàng áo cưới ở trung tâm thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc.
"Một cửa hiệu ấm cúng, với chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng là điều cả hai chúng tôi muốn gửi đến các cô dâu trong ngày trọng đại của mình, dù điều này cũng là tự tạo thử thách bản thân", Thu Lê nói.
Những chiếc váy cưới trải đều ở các mức giá phù hợp với túi tiền của từng cô dâu. Ngoài những mẫu áo cưới tây âu, BELBB còn có riêng một bộ sưu tập áo dài với thiết kế hiện đại và vừa đủ cách điệu cho một chiếc áo cưới trong ngày trọng đại trong đời.
Chia sẻ về bộ sưu tập này, Ngọc Diệp nói vì là người Việt nên cả hai mong muốn có thêm sự lựa chọn cho cô dâu Việt trên đất khách. Thời gian đầu, lấy cảm hứng từ chiếc áo dài truyền thống như cổ cao, tay dài raglan, xẻ hai tà, hai cô gái góp ý với đội may thêm vào sự hiện đại của áo cưới tây âu như đuôi dài, có ren, đính đá cườm ở áo. Như vậy, áo cưới vừa có nét đặc trưng áo dài, vừa không kém phần trịnh trọng của soa rê cưới.
Với Diệp, mỗi khi tiếp khách Việt, cô cảm thấy gần gũi như chị em, cũng như có những điểm chung và hiểu biết về nghi lễ nên dễ dàng tư vấn về chọn áo cho lễ hỏi, ngày cưới, trang phục nào phù hợp với tiệc ở VN, hay Úc. Nhiều cô dâu đến thử váy cũng lo lắng chuyện gia đình, nhiều trăn trở, Diệp và Lê đảm nhiệm luôn phần tư vấn trước lễ cưới, với những kinh nghiệm của mình. Diệp có hai con nhỏ, 1 tuổi và 3 tuổi, còn Lê có con nhỏ gần 3 tuổi.
Diệp nói: “Làm mẹ đã rất khó khăn rồi. Nay lại kết hợp với việc quản lý kinh doanh, chưa bao giờ mình và Lê có những giấc ngủ trọn vẹn, nhất là những ngày con bệnh”. Tuy vậy, Diệp vẫn cảm thấy may mắn vì có sự hỗ trợ, động viên từ gia đình, họ sẵn sàng chia “lửa” để cả hai có thể tiếp tục công việc yêu thích của mình.

Câu chuyện đẹp trên đất khách
Khi BELBB tổ chức một trò chơi Give away vào năm 2017, cô dâu Rachel McEwen đã liên hệ và kể về hoàn cảnh khó khăn của mình. Năm 2012, cô gái phát hiện khối u não và phải thực hiện hóa xạ. Người bạn trai mới quen vẫn quyết định đồng hành cùng cô và bên cạnh nhau trong suốt 4 năm cô đấu tranh với bệnh tật. Tháng 12-2016, cô tiến hành mổ lấy khối u, ca mổ thành công, tuy vậy cô bị điếc một bên tai. Tháng 5-2017, bạn trai chính thức cầu hôn cô.
Đồng cảm với câu chuyện đẹp, BELBB quyết định trò chơi vẫn trao phần quà một chiếc váy cưới đến người chiến thắng và thêm một chiếc váy cho Rachel. Ngoài váy cưới trị giá 2.000 đô la Úc, Diệp và Lê cũng hỗ trợ trọn gói dịch vụ tổ chức lễ cưới, quay phim và chụp ảnh cho Rachel. Kể về quyết định này, Thu Lê nói: "Tôi có đọc về câu chuyện và kêu gọi gây quỹ của bạn ấy. Khi bạn tìm đến, chúng tôi đã chia sẻ về cuộc sống hôn nhân. Nếu những sự giúp đỡ nhỏ của chúng tôi có thể tạo nên điều ý nghĩa cho Rachel thì chúng tôi không có lý do từ chối".
Câu chuyện đẹp này cũng được tạp chí Bohemian Rhapsody Club and Magazine của Úc chú ý và họ đã có buổi trò chuyện thân mật với hai cô gái trẻ. Phần quà dành tặng Rachel sẽ được trao trong sự kiện kỷ niệm thành lập cửa hàng ngày 25-2-2018.
Diệp Uyên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.