Chàng trai bỏ việc ngân hàng về nuôi ong lãi 700 triệu đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đam mê với con ong dú (còn gọi ong rú), anh Nguyễn Hữu Trực (29 tuổi), ở P.Bảo An, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận, quyết định xin nghỉ việc tại một ngân hàng về vườn nhà triển khai mô hình nuôi ong, đem lại nguồn thu nhập cao.
Trong thời gian làm việc ở ngân hàng, tình cờ Trực phát hiện trong khu vườn gia đình có một tổ ong rất lạ, mật có vị thơm ngon. Qua tìm hiểu, Trực biết được đây là ong dú, loại ong rừng tự nhiên, có kích thước nhỏ hơn ong mật, đặc biệt không có ngòi đốt, không bỏ tổ đi nơi khác. Nếu phát triển nhân đàn được như loại ong mật để nuôi thương mại thì đây là mô hình phù hợp với các khu vườn ở đô thị.

Anh Trực chăm sóc các tổ ong dú tại trang trại của mình. Ảnh: T.N
Anh Trực chăm sóc các tổ ong dú tại trang trại của mình. Ảnh: T.N
Từ suy nghĩ đó, Trực vừa tự làm, vừa tham khảo tài liệu nuôi ong dú để nắm bắt được quá trình sinh trưởng, cách nhân giống của loại ong này. Trực đã nhân thành công nhiều đàn ong dú nên quyết định xin nghỉ việc ở ngân hàng để lập trang trại nuôi ong trên diện tích 800 m2 ở ngay chính khu vườn nhà.
Theo anh Trực, từ khi ong dú chúa đẻ trứng đến khi phát triển thành ong trưởng thành khoảng 50 ngày; sau thời gian này có thể tách đàn.
“Từ 3 đàn ong ban đầu, sau 4 năm phát triển đến nay trang trại tôi đã có 400 đàn”, anh Trực khoe và cho biết tổ ong dú được làm bằng gỗ thông diện tích rất nhỏ, chia thành 3 tầng để ong sinh sản, tạo phấn, mật ong; riêng phần dưới đục lỗ nhỏ để đàn ong ra vào. Một đàn ong dú cho thu hoạch 2 lần/năm, với khoảng 2 lít mật.
Trong năm 2021, do tập trung nhân giống nên việc thu mật ong tại trang trại anh Trực đạt khoảng 100 lít; kết hợp việc bán thùng giống ong, phấn ong, keo ong thô cho doanh thu gần 1 tỉ đồng. Trừ chi phí đầu tư, anh Trực lãi trên 700 triệu đồng. Anh Trực cho biết, nếu nuôi ong dú trong nhà thì cần tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ ổn định; còn nuôi ở ngoài trời, dưới các tán cây cần chú ý bảo vệ tổ ong để tránh các động vật như thằn lằn, chim rình tấn công.
Phó bí thư Tỉnh đoàn Ninh Thuận Lưu Xuân Vũ cho biết mô hình nuôi ong dú của anh Trực không tốn kém nhiều chi phí đầu tư và nguồn nhân lực nhưng tính khả thi cao. Các bạn trẻ hoặc hộ gia đình ở nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh có thể áp dụng mô hình này để nâng cao mức thu nhập, phát triển kinh tế.
Theo Thiện Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.