Chăm sóc mai - nghề chơi cũng lắm công phu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào tháng 8, tháng 9, khi các tán, chồi và bộ lá của cây mai đã già, một số cành có nhiều nụ kim thì công việc của những nhà vườn, trồng, chăm sóc mai càng tất bật, chỉnh chu hơn để kích thích nụ kim phát triển đều ở các cành và đánh thức các mắt chưa ra nụ.

Hoa mai nở đúng dịp Tết Nguyên đán hay không phụ thuộc rất lớn vào thời kỳ làm bông này.

Trên 20 năm gắn bó với nghề, ông Nguyễn Quang Khoát (thôn 10, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) rất "mát tay" trong việc tạo dáng, cho mai nở đúng dịp Tết nên có nhiều khách hàng tin tưởng gửi cây để ông chăm sóc. Hiện vườn nhà ông có hơn 100 gốc mai tuổi đời từ 10 năm trở lên, phần lớn là khách gửi chăm sóc.

Ông Nguyễn Quang Khoát (ở thôn 10, xã Hòa Thắng) kiểm tra đọt non của cây mai.

Ông Nguyễn Quang Khoát (ở thôn 10, xã Hòa Thắng) kiểm tra đọt non của cây mai.

Ông Khoát cho biết, công việc đầu tiên sau khi nhận mai về chăm sóc là cắt hết các cành thừa, nụ, hoa để giúp cây không bị mất sức và dễ khôi phục hơn. Nếu không cắt tỉa thì cây mai dễ suy kiệt, nấm bệnh do phải nuôi quá nhiều cành, hoa.

Kỹ thuật chăm mai không khó. Song để có được nhiều nụ, ra hoa đẹp thì phải biết cách chăm sóc theo từng thời điểm phát triển của cây. Khó nhất là thời điểm sau tết, khi cây nhú đọt lên cần quan sát để chia đều các lớp cành; vào tháng 9 mưa ít nắng nhiều, bọ trĩ phát triển mạnh nên xịt thuốc để diệt nếu không chúng ăn hết đọt non. Còn vào mùa mưa thường xuyên quan sát khi đàn bướm xuất hiện sau 7 ngày có sâu non nên ngày thứ 3 phát hiện là phải xịt thuốc sinh học chống sâu tơ...

So với các loại hoa khác thì mai khó chăm sóc hơn, đòi hỏi người chơi dành nhiều thời gian để chăm chút, tỉ mỉ. Với ông Khoát, việc chăm sóc mai vừa thỏa niềm đam mê, vừa là nghề hái ra tiền. Tuy nhiên, nghề này cũng có rủi ro, nếu cây mai nhận chăm cho khách bị hư hoặc chết thì chủ vườn phải đền một cây mai khác.

Cây mai hương trên 30 năm tuổi của gia đình anh Nguyễn Quang Khoát, ở thôn 10 (xã Hòa Thắng).

Cây mai hương trên 30 năm tuổi của gia đình anh Nguyễn Quang Khoát, ở thôn 10 (xã Hòa Thắng).

Tương tự, với hơn 30 năm làm nghề chăm sóc cây cảnh, ông Nguyễn Văn Trung (thôn 4, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) đã sưu tầm cho mình nhiều cây mai có thế đẹp, gốc đã có nu... Hiện ông Trung đang sở hữu 4 cây mai hương có tuổi đời trên 80 năm được nhiều dân chơi cây cảnh trả giá hơn 2 tỷ đồng nhưng ông chưa có ý định bán.

Ngoài ra, mỗi năm ông còn nhận chăm hơn 60 cây mai cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Tiền công chăm sóc được tính theo độ tuổi và giá trị của cây mai. Ông Trung được nhiều người biết đến với biệt tài "chữa bệnh" cho mai. "Chăm sóc mai rất khó, nhưng khi mình hiểu được đặc tính của nó thì không khó nữa. Chỉ cần nhìn màu lá thay đổi sẽ biết cây mai bị bệnh gì", ông Trung cho hay.

Theo Kim Huế (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Khi ngư dân lên núi đánh cá, làm du lịch

Giữa lòng hồ Sê San mênh mông nơi biên viễn Ia H’Drai có một làng chài mang đậm dấu ấn của miền Tây Nam Bộ. Nơi đó có câu chuyện về hành trình của những cư dân miền Tây tha phương mang theo mơ ước về một cuộc sống đủ đầy.