Chấm dứt hợp đồng với 1 nhà thầu ở dự án đường tránh đông TP.Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt dự án đường tránh Đông TP.Buôn Ma Thuột), chủ đầu tư đã chấm dứt hợp đồng với một nhà thầu thi công do không đảm bảo tiến độ đã đề ra, không còn khả năng thực hiện công việc.
Một góc tuyến đường tránh đông TP Buôn Ma Thuột đang thi công. Ảnh: Bảo Trung

Một góc tuyến đường tránh đông TP Buôn Ma Thuột đang thi công. Ảnh: Bảo Trung

Ngày 16-2, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A) - cho biết: "Đơn vị vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng với công ty CP Licogi 166 đang thi công đoạn đoạn Km20+500 - Km29+880( thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột).

Phía công ty CP Licogi 166 đã giải phóng mặt bằng được một đoạn dài 4,29km nhưng đã ngừng thi công. Lý do được đưa ra là nhà thầu không còn khả năng thực hiện hợp đồng. Vào đầu tháng 2, Ban A đã ra thông báo chấm dứt thực hiện hợp đồng.

Chủ đầu tư đang làm thông báo chấm dứt hợp đồng đối với công ty này và chuyển khối lượng cho các liên danh còn lại theo Quy định".

Dự án đường tránh đông TP.Buôn Ma Thuột vẫn đang chậm tiến độ thi công. Ảnh: Hoàng Tuyết

Dự án đường tránh đông TP.Buôn Ma Thuột vẫn đang chậm tiến độ thi công. Ảnh: Hoàng Tuyết

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt dự án đường tránh Đông TP.Buôn Ma Thuột) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2020, với tổng cộng hơn 1.509 tỉ đồng.

Trong đó, nguồn vốn đầu tư sử dụng 100% vốn ngân sách Trung ương với chi phí giải phóng mặt bằng là gần 400 tỉ đồng. Dự án có chiều dài khoảng 39,07 km và Ban Ban A làm Chủ đầu tư dự án.

Theo thống kê của Ban A: Tính đến ngày 16.2, công tác bàn giao mặt bằng thi công toàn tuyến đạt 23,771 km (tổng gần 39,07km), đạt 60,01%. Đơn vị đã phê duyệt 23 phương án bồi thường cho 934 hộ và còn lại 632 hộ chưa lập phương án bồi thường.

Lãnh đạo Ban A - cho hay, thực tế sau khi phê duyệt phương án bồi thường, nhiều hộ dân không nhận tiền và không bàn giao mặt bằng. Nguyên nhân chính là tài sản của nhân dân và các công ty cà phê đóng chân trên địa bàn chưa thảo thuận với nhau. Các hộ dân vẫn thắc mắc về hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Ban đã kiến nghị UBND tỉnh nếu các hộ dân không nhận tiền mà không phối hợp bàn giao mặt bằng đề nghị UBND tỉnh cho phép tổ chức cưỡng chế bảo vệ thi công như huyện Cư Kuin, Krông Pắk hoàn thành trong tháng 2.2023. Ngoài ra, UBND huyện Cư M'Gar phải sớm có mặt bằng di dân 13 hộ tái định cư trong tháng 3.2023.

Như Báo Lao Động đã thông tin, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng, đang chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, tại công trình này còn bị đội vốn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao và nhiều bất cập khác.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.