Cậu bé viết thư phản đối áp lực điểm 10 khiến cha mẹ lặng người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau buổi họp phụ huynh, được cô giáo đưa lại một bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, vợ chồng anh Dư lặng người.

Bài tập với yêu cầu như một lá thư gửi tới bố mẹ đã khiến vợ chồng anh chị sững sờ, bởi lâu nay vẫn mặc định còn con nhỏ chưa hiểu chuyện. "Lá thư" đã khiến anh chị ngồi lại với nhau để xem lại cách dạy con của mình.

Dù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng "lá thư" vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.


 

 
 




Trong "thư", cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.

“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.

Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.

Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ đã sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.

“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.

"Lá thư" đáng yêu nhưng cũng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.

Dưới đây là nguyên văn "bức thư".

“Điều em muốn nói

Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.

Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi. Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.

Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.

Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con”. 

Thanh Hùng (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.