Canh tập tàng của nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nội sinh bố tôi trên đường đi sơ tán. Người phụ nữ ấy từ năm 1963 đã rời quê hương Thái Bình, gồng gánh đàn con thơ, nương dấu chân chồng xuôi ngược giữa thời vận nước còn đau. Ấy là chuyện của ngày tôi còn “nằm trong củ khoai, củ sắn”. Ngày nội mất, tôi mới vừa lên mười nhưng đủ hiểu nỗi mất mát của bố là không gì sánh được. Thấm thoát đã tròn 15 năm kể từ ngày giỗ đầu của nội, thi thoảng tôi vẫn ra mộ, đơm một ít quả ngọt dâng lên hương linh của người mà bố tôi yêu thương nhất.

Nửa cuộc đời còn lại gắn bó với mảnh đất suốt 2 mùa mưa nắng, nội tuy nghèo khó, nhưng nhờ được học hành mà biết tính toan. Lại liệu việc thuận tình nên bà con làng trên xóm dưới ai cũng thương quý, nhờ cậy những lúc tối lửa tắt đèn. Nội của tôi khéo lắm, người phụ nữ của xứ Bắc thường có nhiều tài.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cuối năm nào nội cũng tự tay hái lá dong, ngâm đậu để gói bánh chưng cho con cháu, chẳng thế mà đêm ba mươi nào tôi cũng được xúm xít chụm củi, chêm cho ánh lửa thêm hồng. Lo cho gia đình là thế, phần mình, nội chỉ thích độc một món canh rau tập tàng (thỉnh thoảng có thêm ít đậu khuôn chiên cho lạ vị). Tôi hay theo nội ra vườn, còn nội vừa lom khom ngắt từng đọt ớt cho vào mẹt vừa bảo: chịu khó một chút là cả nhà mình sẽ có nồi canh ngon. Đến tận bây giờ, tôi vẫn thèm vị mát của ngọn sam, đọt ớt… hòa chút mặn mòi của muối trong nồi canh tập tàng nội nấu năm xưa. Bấy nhiêu thôi mà vin vào đó bố tôi nung chí hướng, còn tôi lớn khôn.

Nội tôi vốn trọng lễ nghĩa, nhất là trong lời ăn tiếng nói. Trước hiên căn nhà ván, những chiều “sách đèn” bên nội, tôi vẫn thường nghe lời người răn: “Con gái lớn trong nhà phải giữ cho được cái thùy mị, nết na”. Tôi giờ đi đứng, nói năng nhẹ nhàng cũng vì lẽ ấy. Nội là tấm gương sáng về nhân cách sống của bố con tôi trong cả cuộc đời. Những lần ngang qua ngôi nhà cũ, tôi như thấy bóng nội ngồi lặng lẽ bên thềm, chải mái đầu bạc trắng vào mênh mông của dương gian và trùng trùng của nỗi niềm thương nhớ. Tôi dụi mắt giữa hư không và biết mình đang mộng.

Sự thay đổi nào cũng là tất yếu. Nội đã xa mà ký ức về nội, về nồi canh tập tàng của nội vẫn thật gần. Cả cuộc đời, nội tôi vẹn tròn đạo nghĩa. Để đến bây giờ, kể về nội chỉ đôi dòng mà thấy mênh mang…

Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.