Căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá dầu ở thị trường châu Á tăng gần 3%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), dự đoán giá dầu Brent sẽ biến động trong khoảng 90-100 USD/thùng trong vài tuần tới.
 
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu châu Á tăng gần 3% trong phiên chiều 25/2 trước những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu do tác động của các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga.
Vào lúc 14 giờ 38 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,81 USD hay 2,8%, lên 101,89 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,37 USD hay 2,6%, và được giao dịch ở mức 95,18 USD/thùng.
Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), cho biết các nhà đầu tư ở châu Á, với tâm lý lo ngại về tình hình căng thẳng tại Ukraine, đã ồ ạt tìm đến dầu trong phiên hôm nay, khiến giá dầu một lần nữa tăng mạnh.
Chuyên gia này nhận định tình hình căng thẳng ở Ukraine sẽ khiến giá dầu tăng lên, cũng như khả năng gián đoạn nguồn cung, vốn diễn ra trong bối cảnh thị trường “vàng đen” đã thắt chặt do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung căng thẳng trên toàn cầu.
Ông dự đoán giá dầu Brent sẽ biến động trong khoảng 90-100 USD/thùng trong vài tuần tới.
Chuyên gia phân tích của ngân hàng Commonwealth Bank (Australia) Vivek Dhar cho biết thị trường dầu đang đặc biệt dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung, khi lượng dầu dự trữ trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất bảy năm qua.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đang gặp khó khăn trong việc đạt được các mức sản lượng mục tiêu đề ra.
Dù chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết có thể sẽ giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược để kiềm chế đà tăng giá dầu nhưng ông Dhar cho biết lịch sử đã cho thấy bất cứ động thái nào như vậy cũng có thể chỉ là một giải pháp tạm thời cho thị trường.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria cho rằng một thỏa thuận giữa Iran và các nước phương Tây nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sẽ giúp gia tăng nguồn cung cho thị trường.
Các quan chức Iran mới đây cho biết các đối tác phương Tây đang phải ra quyết định đối với các vấn đề quan trọng để có thể đạt được một thỏa thuận.
Khánh Ly (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Giá cacao giảm 25%

Giá cacao giảm 25%

(GLO)- Giá ca cao đã giảm 25% so với mức đỉnh điểm 11.722 USD/tấn tại New York (Mỹ) và 9.285 bảng Anh/ tấn tại London (Anh) hôm 19-4 do những lo ngại về nguồn cung xuất phát từ tình hình thời tiết xấu tại 2 quốc gia sản xuất cacao hàng đầu thế giới là Ghana và Côte d'Ivoire.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.