Cận cảnh quá trình khai thác mật hoa cà phê ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chiếc cầu ong được nhấc ra khỏi thùng, giọt mật vàng óng ánh chảy xuống, tỏa hương thơm đặc trưng của hoa cà phê.

Vào đầu mùa hoa cà phê, những người thợ ong từ khắp nơi đổ về vùng đất Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung để dựng trại giữa rừng, bên những nương cà phê hành nghề nuôi ong lấy mật.
Vào đầu mùa hoa cà phê, những người thợ ong từ khắp nơi đổ về vùng đất Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung để dựng trại giữa rừng, bên những nương cà phê hành nghề nuôi ong lấy mật.
Sau những tháng ngày vất vả, thời điểm tháng 3 hằng năm, khi đàn ong đã hút đầy mật từ những bông hoa cà phê, cũng là lúc người nuôi ong bắt tay vào thu hoạch.
Sau những tháng ngày vất vả, thời điểm tháng 3 hằng năm, khi đàn ong đã hút đầy mật từ những bông hoa cà phê, cũng là lúc người nuôi ong bắt tay vào thu hoạch.
Những chiếc cầu ong được nhấc ra khỏi thùng, những giọt mật vàng óng ánh bắt đầu chảy xuống, tỏa ra hương thơm đặc trưng của hoa cà phê theo đó là những nụ cười rám nắng của người nuôi ong.
Những chiếc cầu ong được nhấc ra khỏi thùng, những giọt mật vàng óng ánh bắt đầu chảy xuống, tỏa ra hương thơm đặc trưng của hoa cà phê theo đó là những nụ cười rám nắng của người nuôi ong.
Những chiếc cầu ong căng tràn, nặng trĩu bên thùng quay mật và nụ cười mãn nguyện của người nuôi ong Đắk Lắk báo hiệu một mùa bội thu
Những chiếc cầu ong căng tràn, nặng trĩu bên thùng quay mật và nụ cười mãn nguyện của người nuôi ong Đắk Lắk báo hiệu một mùa bội thu
Muốn lấy cầu mật, người nuôi ong sử dụng bình hun khói để xua đuổi, hạn chế nguy cơ bị ong đốt.
Muốn lấy cầu mật, người nuôi ong sử dụng bình hun khói để xua đuổi, hạn chế nguy cơ bị ong đốt.
Sau khi lấy cầu mật ra, để thu hoạch mật, người nuôi ong sử dụng những chiếc chổi lông mềm, nhẹ nhàng quét sạch ong mà không làm tổn thương, hoảng loạn đàn ong .
Sau khi lấy cầu mật ra, để thu hoạch mật, người nuôi ong sử dụng những chiếc chổi lông mềm, nhẹ nhàng quét sạch ong mà không làm tổn thương, hoảng loạn đàn ong .
Thành quả của những ngày tháng ngày "đổ mồ hôi sôi nước mắt" là những mẻ mật ong vàng từ hoa cà phê được người nuôi ong gánh đến khu vực quay mật.
Thành quả của những ngày tháng ngày "đổ mồ hôi sôi nước mắt" là những mẻ mật ong vàng từ hoa cà phê được người nuôi ong gánh đến khu vực quay mật.
Nhộn nhịp nhất vẫn là khu vực quay mật, người thợ sẽ cắt sáp ong để mở đường cho mật chảy ra. Sau đó các cầu mật được xếp cẩn thận vào thùng quay (hay còn gọi là thùng ly tâm) để tách mật ong ra khỏi cầu và chảy xuống đáy thùng chứa, đóng can.
Nhộn nhịp nhất vẫn là khu vực quay mật, người thợ sẽ cắt sáp ong để mở đường cho mật chảy ra. Sau đó các cầu mật được xếp cẩn thận vào thùng quay (hay còn gọi là thùng ly tâm) để tách mật ong ra khỏi cầu và chảy xuống đáy thùng chứa, đóng can.
Mật ong từ hoa phê có màu vàng óng ánh, tỏa ra hương thơm đặc trưng của loài hoa này. Mật ong hoa cà phê có giá trị cao trên thị trường, mỗi lít mật ong nguyên chất có thể bán với giá từ 250.000 - 400.000 đồng.
Mật ong từ hoa phê có màu vàng óng ánh, tỏa ra hương thơm đặc trưng của loài hoa này. Mật ong hoa cà phê có giá trị cao trên thị trường, mỗi lít mật ong nguyên chất có thể bán với giá từ 250.000 - 400.000 đồng.
Ở Tây Nguyên có 2 loài ong được nuôi phổ biến là: ong nội (Apis cerana), một loài ong bản địa, có sức chống chịu tốt nhưng sản lượng mật thấp. Ong Ý (Apis mellifera) được nhập từ nước ngoài, loài này có kích thước lớn, cho sản lượng mật cao hơn nên được nhiều hộ nuôi lựa chọn.
Ở Tây Nguyên có 2 loài ong được nuôi phổ biến là: ong nội (Apis cerana), một loài ong bản địa, có sức chống chịu tốt nhưng sản lượng mật thấp. Ong Ý (Apis mellifera) được nhập từ nước ngoài, loài này có kích thước lớn, cho sản lượng mật cao hơn nên được nhiều hộ nuôi lựa chọn.
Dù tiềm năng lớn, nhưng nghề nuôi ong lấy mật ở Tây Nguyên đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Biến đổi khí hậu khiến mùa hoa thất thường, làm giảm sản lượng mật. Nạn phá rừng làm mất đi nguồn hoa tự nhiên cho đàn ong. Sự cạnh tranh từ mật ong giả trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang.
Dù tiềm năng lớn, nhưng nghề nuôi ong lấy mật ở Tây Nguyên đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Biến đổi khí hậu khiến mùa hoa thất thường, làm giảm sản lượng mật. Nạn phá rừng làm mất đi nguồn hoa tự nhiên cho đàn ong. Sự cạnh tranh từ mật ong giả trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang.

Theo Nguyễn Gia - Tuệ Nhi (VTCNews)

Có thể bạn quan tâm