Cải thiện yếu tố con người trong chuỗi giá trị nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế khi tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Một trong số đó là yếu tố con người. Cụ thể, nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản của nước ta đang vừa thiếu, vừa yếu.
Ảnh internet
Ảnh internet
Trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến, bao bì và các hoạt động thương mại. Đó là phần “giá trị gia tăng” của chất xám, của công nghệ, đòi hỏi phải có lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng. Khi không có đủ nguồn nhân lực ấy, Việt Nam vẫn phải xuất thô sản phẩm nông nghiệp, phần lợi nhuận thu được rất thấp. Mặc dù nông sản Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường thế giới nhưng có đến 80% phải thông qua các thương hiệu nước ngoài bởi chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu. Do đó, có thể nói, Việt Nam mới tham gia được ở khâu tạo ra giá trị gia tăng ít nhất trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Nông dân chúng ta cần cù đầu tắt mặt tối sản xuất ra nông sản. Nhưng phần có thể thu lợi nhuận cao nhất lại không thuộc về nông dân, cũng chưa thuộc về doanh nghiệp và cuối cùng, Nhà nước vẫn thu được ít nhất từ xuất khẩu nông sản. Nhiều khi chúng ta làm mà người ngoài, cụ thể là người nước ngoài lại hưởng lợi nhiều nhất. Đó là một nghịch lý đau lòng, nhưng làm sao được khi nguồn nhân lực chất lượng cao trên các khâu từ sản xuất tới làm thương hiệu, đưa sản phẩm ra thế giới của chúng ta vẫn còn quá yếu. 
Cho tới bây giờ, Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng với việc làm chủ công nghệ cao, đặc biệt là trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. Đã là chuỗi giá trị thì bất cứ khâu nào trong chuỗi ấy đều có giá trị riêng, đều yêu cầu phải được điều hành và thực hiện bởi những người có trình độ, có kỹ năng và thành thạo với công nghệ. Ngay khâu marketing sản phẩm nông nghiệp, chúng ta cũng làm rất yếu. Vậy thì làm sao sản phẩm của chúng ta trực tiếp tới được người tiêu dùng thế giới. Nếu phải qua các khâu trung gian nước ngoài, lợi nhuận chia năm xẻ bảy thì phần của người sản xuất, của quốc gia còn được bao nhiêu?
Vì lẽ đó, khâu yếu nhất và cần sự đào tạo đồng bộ ở tầm quốc gia chính là nguồn nhân lực trình độ cao thực sự, chứ không phải “trình độ… bằng cấp”. Và nhân lực trình độ cao trong chuỗi xuất khẩu nông sản phải đồng bộ ở tất cả các khâu, chứ không chỉ trong khâu sản xuất sản phẩm.
Các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam phải có những chương trình đào tạo thực chất, hiệu quả để tạo được nguồn nhân lực trình độ cao. Giữa các trường đại học cũng cần có sự trao đổi thường xuyên để “sản phẩm nhân lực” của mình đào tạo ra được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nhất trong thực tế. Không có nguồn nhân lực trình độ cao thực sự ấy thì đừng nói đến “công nghiệp 4.0”, vì nền công nghiệp này, cuộc cách mạng này chủ yếu do “lực lượng cách mạng trình độ công nghệ cao” thực hiện. 
 THANH THẢO
 
Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:
 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy
 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null