“Để bảo đảm rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng hướng con người không trở thành nô lệ của robot. Chúng ta sử dụng robot như công cụ, biện pháp để phục vụ con người”, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chia sẻ.
Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) trao đổi với báo chí trước thềm Diễn đàn |
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 diễn ra từ ngày 11-13.9.2018 Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã tham dự buổi ra mắt cuốn sách phiên bản tiếng Việt mang tên Shaping the Fourth Industrial Revolution (tạm dịch: Định hướng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư).
Tại buổi gặp gỡ này, Giáo sư Schwab đã những trao đổi ngắn với báo chí về chủ đề Cách mạng Công nghệp 4.0.
Theo GS. Klaus Schwab, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không thể xem nhẹ tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 lên sự thay đổi của kinh tế, xã hội. Khác với 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trong quá khứ, Cách mạng 4.0 không chỉ đơn thuần là sự thay đổi, phát triển của một công nghệ mà bao gồm nhiều công nghệ khác nhau như AI, IoT.
Điều này không chỉ thay đổi phương thức kinh doanh, tạo ra mô hình kinh doanh mới mà còn tác động tới cả quá trình phát triển kinh tế.
“Lúc tôi viêt về blockchain, blockchain lúc đó còn là cái gì đó mới mẻ. AI khi đó cũng mới bắt đầu nhưng giờ đã lớn. Nếu quốc gia nào bỏ lỡ chuyến tàu Cách mạng Công nghiệp 4.0, quốc gia đó sẽ bỏ lỡ sự phát triển thịnh vượng”, Chủ tịch Điều hành WEF cho biết.
Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF |
Theo GS. Klaus Schwab, để nhận thức được tiềm năng của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Việc làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0 có nghĩa là tạo ra một không khí doanh nhân, tinh thần doanh nghiệp. Thấy được mối đe doạ của Cách mạng 4.0 sẽ làm nhiều công việc biến mất, nhưng không nên bi quan mà cần lạc quan vì công việc mới sẽ xuất hiện. Chính phủ cần có sự chuẩn bị cho sự thay đổi sang kỷ nguyên mới. Tư duy cũng cần thay đổi, không chỉ của CP mà cả DN, cần chuẩn bị cho sự chuyển đổi này.
GS. Schwab cho biết: “Để chuẩn bị cho Cách mạng Công nghiệp 4.0, WEF đã thành lập một học viện ở San Fransico (Mỹ) và ở nhiều quốc gia khác để đảm bảo rằng ở mức độ toàn cầu, tất cả cùng làm việc với nhau. Để bảo đảm rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng hướng con người không trở thành nô lệ của robot. Chúng ta sử dụng robot như công cụ, biện pháp để phục vụ con người”.
Dành ít phút nhắc tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Chủ tịch WEF cho biết, khi nhìn vào cuộc chiến thương mại, cái chúng ta nhìn thấy trong tương lai là ai, người nào sẽ làm chủ Công nghiệp lần thứ 4. Các quốc gia có được lợi thế, sự độc quyền về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn vì AI sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các ngành công nghiệp.
“Không chỉ là chiến tranh thương mại, mà là sự làm chủ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Không chỉ ở mức độ quốc gia, mà còn ở mức độ các công ty. Chúng ta phải bảo đảm Cách mạng Công nghiệp 4.0 không dẫn tới sự phân cách mới giữa những người giàu và người nghèo, người có và người không có đối với sự làm chủ về trí tuệ nhân tạo”, GS. Klaus Schwab kết thúc buổi trò chuyện.
Hoàng Thắng (Dân Việt)