Cách giúp nhà khởi nghiệp nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hỗ trợ vốn ưu đãi, tư vấn về áp dụng kỹ thuật nuôi trồng đạt năng suất cao cho thanh niên khởi nghiệp, xây dựng sân chơi miễn phí cho thiếu nhi, cấp học bổng học học sinh khó khăn, tặng quà cho người nghèo…
Một gian hàng khởi nghiệp khả thi của thanh niên nông thôn giới thiệu tại ngày hội.
Một gian hàng khởi nghiệp khả thi của thanh niên nông thôn giới thiệu tại ngày hội.
Đó là những nội dung thiết thực trong Ngày hội chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2020, với chủ đề “Hoa của đất”, do Thành đoàn TP.HCM tổ chức diễn ra tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) vào ngày 25.10. Ngày hội quy tụ hàng trăm thanh niên nông thôn có dự án khởi nghiệp khả thi ở 5 huyện ngoại thành TP.HCM tham gia gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ.
Mô hình khởi nghiệp thành công bằng cách phát huy thế mạnh sản phẩm thế mạnh của địa phương
Mô hình khởi nghiệp thành công bằng cách phát huy thế mạnh sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Sau khi tham quan các gian hàng khởi nghiệp khả thi của thanh niên nông thôn, vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm nhất là làm sao để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp địa phương khi khởi nghiệp?
3 thế mạnh cần có khi khởi nghiệp nông nghiệp
Là người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh từ nông nghiệp của địa phương, anh Phan Minh Tiến (29 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH phát triển dừa nước Việt Nam), cho rằng: “Những nhà khởi nghiệp trẻ cần có thế mạnh về các mảng: Thứ nhất,  am hiểu công nghệ chế biến sản xuất nhằm giúp chế biến các nông sản thô thành những sản phẩm, thực phẩm có giá trị cao hơn, bảo quản lâu hơn, mùi vị ngon hơn. Thứ hai, phải am hiểu về công nghệ thông tin, truyền thông nhằm giúp giới thiệu sản phẩm nông sản chất lượng đến rộng rãi người tiêu dùng, kết nối nông dân với người tiêu dùng, nhà phân phối nhanh hơn, chi phí bán hàng cũng thấp hơn. Thứ ba , am hiểu về các tiêu chuẩn cho nông sản, truy xuất nguồn gốc, tư duy kinh doanh hiện đại hơn...”.
Sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên nông thôn trưng bày tại ngày hội
Sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên nông thôn trưng bày tại ngày hội.
Theo anh Tiến, mối liên kết giữa nhà khởi nghiệp trẻ với thanh niên nông thôn rất quan trọng, họ sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
“Ngoài ra, việc khuyến khích bạn trẻ, thanh niên nông thôn nhìn thấy được các giá trị của tài nguyên bản địa của địa phương, kết hợp trau dồi kiến thức sản xuất, kinh doanh, marketing với nhau rất quan trọng... Đây cũng là cách góp phần giúp bà con nông dân nâng cao giá trị kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp”, anh Tiến khuyên.
Thành đoàn TP.HCM ký kết với một số đơn vị để thực hiện nhiều nội dung chung tay xây dựng nông thôn mới
Thành đoàn TP.HCM ký kết với một số đơn vị để thực hiện nhiều nội dung chung tay xây dựng nông thôn mới.
Hỗ trợ cho 4 dự án khởi nghiệp khả thi
Nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh, cổ vũ khát vọng làm giàu chân chính cho các bạn trẻ, đặc biệt là thanh niên ở các huyện ngoại thành, dịp này Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM) đã trao vốn hỗ trợ cho 4 dự án khởi nghiệp khả thi, với tổng kinh phí  hơn 1,3 tỉ đồng.
Các dự án được hỗ trợ vốn gồm: Dự án nuôi trồng và kinh doanh hoa lan Dendro, Mokara cắt cành của chị Lê Thị Kim Quyên với số tiền 200 triệu đồng. Dự án phát triển thức ăn chăn nuôi và mở rộng nuôi trồng cá trê của anh Lý Quốc Hùng (300 triệu đồng). Dự án mở rộng sản xuất bột rau sấy lạnh, đóng gói của anh Nguyễn Hồng Bắc (500 triệu đồng). Dự án mở rộng chăn nuôi bò sữa, trồng lan Dendro và Mokara cắt cành (350 triệu đồng).
Chuyển quà đến tặng các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo đang sinh sống tại Doi Mỹ Khánh, đây là một cồn đất nằm cách biệt, bao quanh bởi sông Soài Rạp và Tắc sông Trà thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
Trong khuôn khổ của ngày hội, ban tổ chức còn thực hiện các hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng. Đó là khánh thành sân chơi tại Khu dân cư Cọ Dầu, ấp Bình Trường, xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ nhằm phục vụ miễn phí cho thiếu nhi đến vui chơi mỗi ngày. Công trình bê tông hóa gần 150m2 và được lắp đặt nhiều thiết bị vui chơi, với tổng kinh phí thực hiện 250 triệu đồng.
Ngoài ra, Thành đoàn TP.HCM cũng trao tặng 35 phần học bổng học sinh học giỏi nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn và 45 phần quà nhu yếu phẩm đến các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo đang sinh sống tại Doi Mỹ Khánh, đây là một cồn đất nằm cách biệt, bao quanh bởi Sông Soài Rạp và Tắc sông Trà thuộc xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ.
Theo LÊ THANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.