Các hãng ôtô Nhật cắt giảm sản xuất do thiếu nguồn cung chất bán dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một hãng ôtô Nhật Bản cho biết nguồn cung chất bán dẫn để sử dụng trong hệ thống cân bằng điện tử và hệ thống trợ lực tay lái điện không đủ và hãng này buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất.
 
Nguyên nhân thiếu hụt chất bán dẫn do ảnh hưởng từ vụ hỏa hoạn tại nhà máy Asahi Kasei. (Nguồn: smartbrief)
Nguyên nhân thiếu hụt chất bán dẫn do ảnh hưởng từ vụ hỏa hoạn tại nhà máy Asahi Kasei. (Nguồn: smartbrief)
Các hãng sản xuất ôtô của Nhật Bản sẽ phải cắt giảm sản xuất quy mô lớn vào dịp đầu năm 2021 do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn được sử dụng trong các linh kiện của ôtô.
Có ít nhất ba hãng sản xuất ôtô lớn của Nhật Bản sẽ phải cắt giảm sản lượng ở mức 40-50% kể từ tháng 1/2021.
Một hãng ôtô Nhật Bản cho biết nguồn cung chất bán dẫn để sử dụng trong hệ thống cân bằng điện tử và hệ thống trợ lực tay lái điện không đủ và hãng này buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất.
Nguyên nhân thiếu hụt chất bán dẫn chủ yếu do ảnh hưởng từ vụ hỏa hoạn tại nhà máy công ty cung cấp chất bán dẫn Asahi Kasei ở thành phố Nobeoka, tỉnh Miyazaki vào ngày 20/10.
Mặc dù đám cháy đã được khống chế vào ngày 24/10, tuy nhiên, cho đến ngày 30/12, công tác khám nghiệm hiện trường vẫn chưa hoàn tất và công ty chưa thể triển khai lại hoạt động. Công ty Asahi Kasei hiện có giao dịch với các nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho các hãng xe lớn của Nhật Bản là Toyota Motor, Nissan Motor, Honda...
Nguồn cung chất bán dẫn cũng bị ảnh hưởng khi nhà cung cấp lớn là Continental của Đức hạn chế cung cấp sản phẩm này cho lĩnh vực ôtô, vốn có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và ưu tiên cho lĩnh vực máy trò chơi điện tử khi nhu cầu mặt hàng này tăng cao trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, bên cạnh đó là sự gia tăng nhu cầu chất bán dẫn dành cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G).
Doanh số của các hãng ôtô Nhật Bản tại thị trường nội địa và Trung Quốc bắt đầu phục hồi kể từ tháng 9/2020, sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 và đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu khi buộc phải cắt giảm sản xuất, các hãng xe cũng đang thảo luận về các biện pháp đối phó như ưu tiên nguồn cung chất bán dẫn cho linh kiện sản xuất ô tô tại thị trường Trung Quốc vốn ghi nhận sự phục hồi tốt thời gian qua.
Đức Thịnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tới thời của xe 'xanh'

Tới thời của xe 'xanh'

Ứng dụng công nghệ xanh là xu hướng tất yếu, buộc các hãng xe bảo thủ như Subaru, Honda... cũng phải nhanh chóng chuyển đổi.

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

36.585 xe ô tô được bán ra trong tháng 9

(GLO)- Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9-2024, tổng doanh số ô tô của các đơn vị thành viên bán ra thị trường Việt Nam đạt 36.585 xe (tăng 45% so với tháng 8-2024).

Volkswagen Viloran 2023: Định nghĩa mới của mẫu SUV cao cấp

Volkswagen Viloran 2023: Định nghĩa mới của mẫu SUV cao cấp

(GLO)- Với những cải tiến vượt trội và thiết kế sang trọng, Volkswagen Viloran 2023 không chỉ đáp ứng nhu cầu của các gia đình mà còn khẳng định sự vượt trội trong phân khúc xe cao cấp. Mẫu SUV này hứa hẹn mang đến trải nghiệm lái xe đẳng cấp cho những ai yêu thích sự hoàn hảo.