Cà phê của người Ê Đê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhắc tên địa danh Buôn Ma Thuột, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh thủ phủ của vùng trồng cà phê đặc sản cả nước. Ở nơi đây, hiện có những con người bản địa vẫn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng sản phẩm thương hiệu đặc thù mang tên “Ê Đê Cafe”.
Khát vọng làm giàu
Gặp Y Pốt Niê (32 tuổi, buôn Kala, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) ngoài đời, người ta dễ dàng thiện cảm bởi nụ cười hiền hậu và vốn tiếng Anh sành sỏi. Ít ai biết, chàng trai người Ê Đê chính là người đã tạo ra cho riêng mình thương hiệu cà phê đầu tiên của người bản địa: "Ê Đê Cafe".
Y Pốt kể, vào năm 2014, anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Y tế Đà Nẵng, rồi xin làm việc tại một số bệnh viện ở Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Sống xa nhà nên Y Pốt thường xuyên nhờ người nhà gửi café từ Buôn Ma Thuột xuống phòng trọ để thưởng thức.
Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê. Ảnh: Hữu Long
Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê. Ảnh: Hữu Long
Rồi một lần tình cờ, Y Pốt tặng vài người bạn cà phê bột do nhà tự rang xay. Khi thưởng thức, những người bạn của Y Pốt tỏ ra thích thú trước cái vị nguyên chất, đậm đà không một thương hiệu cà phê nào có được.
Từ những lời khen của bạn bè, trong đầu Y Pốt bắt đầu thắp lên ý tưởng tạo ra một thương hiệu cà phê của đồng bào bản địa. Ý tưởng này của Y Pốt còn xuất phát từ tình trạng người nông dân Tây Nguyên nhiều năm luôn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá. Nghịch lý hơn nữa là trong khi giá cà phê hạt nông dân bán ra rẻ mạt thì ở các thành phố trong nước, cà phê bột lại được bán với giá cao.
“Vì tôi là người Ê Đê nên tôi sẽ lấy chính văn hóa đồng bào mình để làm giàu. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu cà phê của người Ê Đê sẽ tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân…” – Y Pốt suy nghĩ và quyết định rời nơi phố thị quay trở về Buôn Ma Thuột để thực hiện ước mơ của bản thân.
Về nhà, việc đầu tiên Y Pốt làm chính là tìm đến những người già trong làng để học hỏi về cách pha chế, xử lý hạt cà phê truyền thống. Được nhiều người tận tình giúp đỡ, cuối cùng Y Pốt đã cho ra đời một dòng sản phẩm cà phê độc đáo của riêng mình.
 Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê và những sản phẩm cà phê riêng biệt. Ảnh: HỮU LONG
Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê và những sản phẩm cà phê riêng biệt. Ảnh: HỮU LONG
Y Pốt chia sẻ kinh nghiệm, từ những hạt cà phê chín mọng trong vườn, anh thu hái về phơi trong nhiều ngày. Qua thời gian phơi, Y Pốt bắt đầu xử lý, ủ hạt cà phê và cuối cùng là rang chín. Mọi công đoạn được anh thực hiện theo công thức  “3 chín”: Hái chín, rang chín, hãm chín.
“Suốt quá trình rang phải đều tay, lửa liu riu để tránh trường hợp hạt cà phê bị cháy xém. Sau khi hạt cà phê đã sơ chế hoàn tất, chúng tôi sẽ sử dụng công thức bí mật để pha trộn làm sao giữ được vị thơm, vị nguyên chất và hợp “gu” của nhiều người” – Y Pốt cho hay.
Thắp lên niềm đam mê khởi nghiệp
Để thương hiệu cà phê Ê Đê đến gần hơn với mọi người, Y Pốt bắt đầu đăng ký tham gia cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù chưa đạt được nhiều thành công ở cuộc thi này nhưng điều Y Pốt học được chính là kinh nghiệm từ những người đi trước.
“Đó là kinh nghiệm nói trước đám đông, kinh nghiệm bán hàng hay cả chuyện phát triển thương hiệu mà tôi được học hỏi ở cuộc thi khởi nghiệp này” - Y Pốt tâm sự.
Thu hoạch cà phê. Ảnh: Hữu Long
Thu hoạch cà phê. Ảnh: Hữu Long
Bước ra từ một cuộc thi lớn tại Đắk Lắk, Y Pốt mạnh dạn tự mình giới thiệu các sản phẩm đến nhiều tỉnh thành trong nước. Cũng nhờ vốn tiếng Anh sẵn có, Y Pốt lên mạng tìm tòi, giới thiệu dòng sản phẩm cà phê hữu cơ (organic) đến với nhiều tổ chức, cá nhân tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả vô cùng tích cực, nhiều người thích cái vị đậm đà, nguyên chất từ sản phẩm cà phê Y Pốt mang đến.
Chiến lược Y Pốt hướng đến chính là xây dựng dòng sản phẩm cà phê sạch. Song song với các dòng sản phẩm cao cấp, Y Pốt còn cho ra thị trường những dòng sản phẩm cà phê có giá bình dân, hướng đến mọi đối tượng sử dụng. Tuy thị trường tiêu thụ của Êđê Cafe hiện còn nhỏ lẻ, nhưng trong tương lai, Y Pốt tin rằng thương hiệu "Êđê Cafe" sẽ được nhiều người đón nhận bởi chất lượng và giá trị văn hóa tinh thần của thương hiệu.
Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê và những sản phẩm cà phê riêng biệt. Ảnh: HỮU LONG
Chàng trai người Ê Đê Y Pốt Niê và những sản phẩm cà phê riêng biệt. Ảnh: HỮU LONG
 
Một điều đáng mừng là sản phẩm cà phê của chàng trai Y Pốt Niê đã được Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội đăng ký độc quyền nhãn hiệu kinh doanh dòng sản phẩm nông sản sạch mang tên “Êđê Cafe”.
Theo HỮU LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null