Cá chết trắng sông Krông Năng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chiều ngày 1/3 và 2/3, nhiều hộ dân ở khu vực sông phía dưới nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) xuất hiện tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước bất thường và bị bủa vây bởi mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước thì đen, họ đã vô cùng bức xúc trước sự việc này.
Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng này bắt đầu xuất hiện vào ngày 1/3 và có khả năng sẽ kéo dài “bởi mùa chế biến tinh bột sắn đã vào mùa”, ông T. sống ở gần khu vực Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar cho biết.
Theo ông T., năm nào cũng vậy, cứ đến mùa làm bột sắn thì nguồn nước ở khu vực này lại ô nhiễm, mùi hôi bốc lên không thể nào chịu nổi, nhất là những ngày trời nắng. Nhiều lần người dân phản ánh vấn đề với chính quyền địa phương nhưng chẳng thấy thay đổi gì.
“Mọi năm thì nước chỉ đổi màu và bốc mùi, không hiểu sao năm nay có thêm tình trạng cá chết. Chắc nước sông ô nhiễm quá rồi, đến cá cũng không chịu nổi nữa”, ông T. nói.
 
Ông T. người trực tiếp với nhiều tạ cá chết trên khúc sông bị xả thải.
Theo phản ánh của người dân, PV đã đến tận nơi để ghi nhận sự việc. Tại đây, PV nhận thấy một đoạn sông, nước đổi màu sang đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Không những thế, nhiều loại cá sông còn chết trương nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chỉ trong vài phút, người dân đã vớt lên được cả chục ký cá chết.
Theo ông T. và ông H. một người dân địa phương sống sát với khu vực sông có nguồn nước sông bị ô nhiễm cho hay: "Người dân trong vùng không dám dùng để tưới cà phê, hoa màu vì sợ cây chết. Thế nhưng, với một diện tích lớn hoa màu như hiện nay, nếu không tưới, chỉ trông chờ vào nước trời, không sớm thì muộn cây cũng chết mà tưới nước hóa chất cây cũng chết. Khu vực này dân lại chủ yếu ăn nước giếng nên không biết như vậy chúng tôi có ăn được nước nữa không".
Để rõ hơn sự việc PV đã đến đặt lịch làm việc với lãnh đạo Công ty và chủ động liên hệ qua điện thoại nhưng không ghi nhận được thông tin gì.
 
Màu đen của chất thải nhà máy tinh bột sắn Ea Kar đang bức tử sông Krông Năng.
Theo bà con ở đây: “Nhà máy nhiều lần xả thải nhưng đã có phản ánh lên xã, huyện nhưng chẳng có ai giải quyết. Sông Krông Năng chảy qua đây bà con dùng nước tưới cho cây trồng và lấy làm nguồn nước sinh hoạt, không những vậy khi nhà máy xả thải như thế này còn ảnh hưởng đến cả một dòng sông phía hạ lưu chứ không phải khu vực này. Chúng tôi mong chính quyền giải quyết cho đúng đối với nhà máy xem thường sức khỏe của dân và pháp luật của nhà nước này”.
Sau sự việc lần này và những lần trước đó, dư luận nơi đây đang đặt câu hỏi phải chăng các cơ quan chức năng nơi đây đang làm ngơ hoặc cố tình không biết sự việc diễn ra trong nhiều năm qua.
 
Cá chết được vớt lên vào sáng 2/3 dưới khu vực nhà máy xả thải.
Sự việc nghiêm trong này người dân nơi đây, bạn đọc cả nước đang chờ câu trả lời của các cơ quan liên quan của tỉnh Đắk Lắk.
Ngọc Anh (PL+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.