(GLO)- Một chiều tháng 6, tôi về thăm làng Đê Gôh (xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa). Gần tới trụ sở UBND xã là Khu lưu niệm Anh hùng Wừu khang trang cùng công trình nhà lưu niệm vừa được hoàn thành. Khung cảnh đó khiến lòng tôi reo lên nỗi mừng vui khó tả.
(GLO)- Ở Gia Lai, nhiều người biết rõ hoặc từng nghe nhắc đến Anh hùng Wừu. Nhiều năm qua, tên ông đã thành tên đường phố, tên trường học. Tuy nhiên, tại thị trấn huyện Kbang hiện có một con đường mang tên Y Wừu. Vì sao lại có chuyện này?
(GLO)- Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng bộ, quân và dân xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay xây dựng quê hương. Đặc biệt, việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa rẫy sang trồng cây công nghiệp dài ngày đã giúp đời sống người dân thay đổi nhanh chóng. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, công cuộc xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho Đak Sơ Mei nhiều đổi thay tích cực.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Năm 2019, tỉnh ta tiến hành xây dựng Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu tại xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa để tưởng nhớ công trạng của người anh hùng bất khuất, người đã để lại cho hậu thế một tấm gương yêu nước nồng nàn, khiến kẻ thù khiếp sợ. Nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Anh hùng Wừu (1905-2020) và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp, tỉnh sẽ tổ chức khánh thành công trình Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu. Dịp này, Báo Gia Lai xin giới thiệu loạt bài của nhóm tác giả Bùi Quang Vinh-Quốc Ninh về người anh hùng này.
(GLO)- Chúng tôi trở lại làng Đê Đoa sau nhiều tháng đi tìm tư liệu về Anh hùng Wừu (Wơu) để chính thức “làm sách“ về ông theo gợi ý của Huyện ủy Đak Đoa cho kịp với dịp khánh thành Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (tại xã Đak Sơ Mei) vào đúng kỷ niệm 68 năm ngày mất của ông (tháng 4-2020). Ông Chrênh-Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei đưa chúng tôi đến nhà bà Kit-người con gái duy nhất còn lại của bok Wừu ở làng Đê Đoa.