Bộ TT-TT chuyển đại diện SH vốn VNPT,Mobifone về Ủy ban Quản lý vốn NN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi 6 tập đoàn, tổng công ty từng trực thuộc Bộ Công Thương chuyển chức năng chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn nhà nước, ngày 12/11 hàng loạt DN lớn khác như Mobifone, VNPT, SCIC... cũng “về nhà mới”.
Mobifone chính thức về với Ủy ban quản lý vốn nhà nước
Mobifone chính thức về với Ủy ban quản lý vốn nhà nước
Chiều 12/11, Lễ ký biên bản chuyển đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Mobifone, VNPT từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN đã diễn ra.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: VNPT và Mobifone là 2 DN lớn của ngành Thông tin truyền thông nước nhà, hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua, có gắn bó lịch sử với ngành thông tin và truyền thông. Các DN lớn của đất nước về với Ủy ban quản lý vốn nhà nước góp phần thay đổi cách quản trị, tách bạch quản lý nhà nước và quản lý DN, tập hợp các DN lớn về một đơn vị quản lý. VNPT và Mobifone về Ủy ban quản lý vốn nhà nước nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn là bộ quả lý nhà nước về ngành, sẽ tiếp tục tạo môi trường pháp lí, công nghệ, thị trường cho 2 DN phát triển, tạo nòng cốt về hạ tầng viễn thông cho đất nước, hạ tầng kết nối cho nền kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Còn trong sáng 12/11, Tổng công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) cũng được Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước ký biên bản bàn giao chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN. Theo đó, SCIC chính thức chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong hơn 12 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, khắc phục những tồn tại, hạn chế và triển khai có hiệu quả định hướng củng cố và hoàn thiện mô hình hoạt động theo Kết luận 78 của Bộ Chính trị, hoạt động của SCIC đã đạt được một số kết quả tích cực.
“Sau khi chuyển giao về Ủy ban, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng với nỗ lực của SCIC cũng như sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương thì SCIC sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Ðảng”. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Cũng trong ngày 12/11, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chính thức tổ chức Lễ Ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 TCT từ Bộ Giao thông về Ủy ban.  Cụ thể, Bộ GTVT bàn giao về Ủy ban QLVNN Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam-CTCP; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam-CTCP; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;  Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty TNHH Một thành viên và Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam – Công ty TNHH Một thành viên. Tổng vốn điều lệ của 5 đơn vị kể trên là khoảng 49 nghìn tỷ đồng, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là hơn 46,3 nghìn tỷ đồng.
Trước đó ngày 10/11, 6 tập đoàn – tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA) cũng được chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ hiện tại của 6 DN này là trên 555 nghìn tỷ đồng, bằng 1 nửa tổng giá trị vốn của 19 DNNN chuyển về Ủy ban quản lý vốn.
Như vậy, đến thời điểm này, 14/19 DN đã hoàn thành việc chuyển giao chức năng đại diện chủ sở hữu từ các bộ ngành về Ủy ban quản lý vốn nhà nước. 

Ngày 30/9, Thủ tướng Chính phủ đã tham dự lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một cơ quan chuyên trách trong việc quản lý vốn nhà nước tại DN, thay vì phân tán tại các bộ ngành như lâu nay.
Tổng hợp báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.
Lương Bằng (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null