Bộ máy chuyên nghiệp, hẳn cuộc đời đỡ khổ hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá như bộ máy mà người đại diện chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm hơn thì rất nhiều thứ sẽ tốt hơn, cuộc đời đỡ khổ hơn.
Rất nhiều thứ diễn ra trong xã hội liên quan tới bộ máy công quyền. Và nhiều lúc, tôi tự nhủ giá như bộ máy đó mà người đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm hơn thì rất nhiều thứ sẽ tốt hơn, cuộc đời đỡ khổ hơn. Thậm chí trong một số ít trường hợp, mạng sống của nhiều người sẽ không mất đi.
Tôi đã xem đi xem lại đoạn video vụ tai nạn giao thông sáng 23/7 tại xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương làm 5 người chết và 2 người bị thương nặng.
Chưa biết có đúng là chiếc xe container mất phanh nên không thể giảm tốc độ và do đó đâm vào nhóm người đang chờ để sang đường hay không. Nhưng chỉ nhìn hiện trường với con mắt không chuyên cũng thấy ngay sự bất cập trong xử lý vụ việc này: Không có cảnh báo từ xa về sự cố giao thông để người tham gia giao thông lưu ý và có những hành động thích hợp. Thậm chí nếu cần thiết có thể cấm hẳn lưu thông ở đoạn đường này trong một thời gian nhất định.
Biển báo ở đoạn đường hay xảy ra tai nạn trên đường Mai Chí Thọ, quận 2, TP.HCM. Ảnh được người dân hoan nghênh. Ảnh: Báo Giao thông
Biển báo ở đoạn đường hay xảy ra tai nạn trên đường Mai Chí Thọ, quận 2, TP.HCM. Ảnh được người dân hoan nghênh. Ảnh: Báo Giao thông
Chính cái sự bất cập này lại là câu chuyện về tính chuyên nghiệp của bộ máy công quyền: Nếu có tai nạn giao thông như kiểu này thì phải làm ngay mấy việc theo thứ tự, phải lưu ý thêm mấy việc là… Cũng như nếu chữa cháy thì trình tự là như thế này, việc này thì phải làm ngay, việc kia thì có thể thư thư cũng không sao.
Đến đây lại nhớ đến câu chuyện cách đây ít ngày, cảnh sát giao thông ở Hải Phòng chặn xe máy để kiểm tra và bị tông phải đi cấp cứu. Nhìn đoạn video, thú thật tôi cũng không thể hình dung sao người cảnh sát giao thông đó lại có thể hành xử không chuyên đến như vậy.
Còn có thể kể ra vô vàn ví dụ về sự không chuyên nghiệp và sự tắc trách của bộ máy công quyền. Từ việc xử lý mất nắp cống tránh gây nguy hiểm cho người qua lại cho đến việc cắt, đốn cây khi mùa mưa bão đến. Từ việc gắn cái biển cho con phố mới được đặt tên. Rõ ràng là gắn sai nhưng biển vẫn cứ như thế tồn tại, chả ai bị làm sao. Cho đến các ngành giao thông, xây dựng, điện, nước… đào đường làm việc của mình xong, sau đó mặt đường có trở lại như cũ không là cả một câu chuyện khôi hài tại các đô thị nước ta.
Nói đến tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức là nói đến kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, là nói đến cái được đào tạo, dạy dỗ. Kỹ năng này không tự nhiên mà có và điều quan trọng là các kỹ năng này có sự thay đổi, có sự “nâng cấp” theo thời gian.
Lúc tôi vào cơ quan nhà nước cách đây hơn 40 năm, không hề có yêu cầu cán bộ khi gặp dân phải hành xử thế nào, nói năng ra sao. Mọi thứ thời đó cứ như là đương nhiên như vậy, chẳng cần học hành gì ghê gớm.
Thời nay lại khác hẳn. Công chức phải có kỹ năng giao tiếp khi gặp dân, tổ chức. Tương tự là kỹ năng của công chức, viên chức ở các ngành, lĩnh vực khác như y tế, thuế, hải quan…
Rất rõ là trong thực tế, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của bộ máy công quyền còn quá thấp, không đáp ứng yêu cầu. Sẽ là thảm họa khi bộ máy công quyền vừa không chuyên vừa không có trách nhiệm. Có trách nhiệm mà không chuyên hoặc rất chuyên nhưng lại vô trách nhiệm thì hệ quả cũng khôn lường.
Đinh Duy Hòa (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam