"Bó hoa 300" và cái giá của sự "đàn bà"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Đàn bà” khi trở thành một tính từ, chính là những gì đàn ông luôn muốn chinh phục, khao khát, yêu thương. Phụ nữ phải cần phải đàn bà và…đẹp.

 

Cái nhìn của đàn ông cũ là do phụ nữ cũ “thật”
Cái nhìn của đàn ông cũ là do phụ nữ cũ “thật”



Chị Kim Hương (36 tuổi) là chuyên viên văn phòng, có thu nhập ổn định, được xếp vào hàng phụ nữ tự chủ về kinh tế. Sau 8 năm kết hôn với anh chồng hơn 4 tuổi, chị đã có 2 cháu, trong đó cháu nhỏ chớm 3 tuổi. Thoạt nhìn, chị không có gì nổi bật nhưng nhìn kĩ, bước đi nhẹ nhàng, da dẻ sáng hồng, ánh mắt hấp háy cười. Để có được ánh mắt đó, chị đã phải trải qua một khoảng thời gian tự dỗi hờn, để rồi tự nhận ra mình cũ kỹ.

Mở đầu câu chuyện, với một biểu cảm không gọi được tên, chị chia sẻ: “Ngày tôi đi phun môi, tôi có hỏi ý kiến chồng. Nhưng lúc ở thẩm mỹ viện, tôi mạnh dạn làm luôn combo phun mí và mày. Tôi mang một khuôn mặt hơi tấy nhẹ và đậm rì rịt về nhà, chuẩn bị sẵn tâm lý đối đáp với anh chồng, thế nhưng không. Tuyệt nhiên, anh không hề nhận ra tôi đã làm gì trên khuôn mặt mình trừ chiếc môi đã được báo trước”.

Một cái thở phào nhẹ nhõm, nhưng song hành với đó, chị nhận ra “mình đã cũ đến mức chồng chẳng còn buồn nhận ra những thay đổi nữa hay sao?”.

Phụ nữ cũ mèm, mất hương vị đàn bà, hay cái nhìn của người đàn ông đã cũ?

Những điều bất khả thi

Đàn ông thường bảo rằng họ yêu vẻ đẹp tâm hồn, quan tâm đức hạnh của người phụ nữ hơn, nhưng là của người phụ nữ... đẹp.

Chị Kim Hương sau một thời gian dài nỗ lực làm mới mình, cũng phải nở một nụ cười “thấm thía” cái sự mà trước kia chị định nghĩa là “vô tâm” của chồng.

“Phải công nhận rằng, không phải chồng vô tâm mà vì tôi đã để cho anh ta quen với một hình tượng người phụ nữ mất "tính đàn bà”. Trước đây, tôi xót 300 ngàn cho mỗi bó hoa anh mua về, tôi thường đề nghị đưa tôi số tiền ấy để tôi làm những món ăn ngon. Nhưng ngoài kia các cô nàng trẻ trung xinh đẹp không ứng xử như vậy. Họ rất đàn bà, rất nữ tính, họ biết nhìn bó hoa với một ánh mắt gợi tình...”.

Dần dần chẳng còn bó hoa 300 nào nữa, chồng chị cũng quên dần những cái nắm tay, những cái ôm siết, những nụ hôn nhẹ nhàng. Chị cảm giác mình trở thành một con búp bê đã cũ, chính chị cũng quên dần những va chạm ấm áp.

Khi đức hy sinh “cũ mèm” trị giá 0 đồng

Loanh quanh trong căn bếp, chăm sóc con cái, bỏ mặc mình già đi, béo lên và lôi thôi, cáu kỉnh, rồi lại lo lắng chồng chê và chán …

Phụ nữ gọi đó là đức hy sinh, và hay có câu: “Vì ai mà tôi như thế?” Vì chồng, vì con ư? Đừng tự hãnh diện và ngụy biện cho những gì bạn “hy sinh”. Ai cần, ai quan tâm?

Làm cho mình thật “đàn bà”. Làm cho tần suất những bó hoa mang về tặng vợ trở nên dày đặc bằng những ánh nhìn “lả lơi” khi vừa hít hà hương vị tình yêu. Đàn ông nào cũng sẽ hạnh phúc khi nhìn bạn trân trọng cắm bó hoa và đặt ở nơi đẹp nhất của căn phòng. Nhắc nhở chồng trước mỗi ngày kỷ niệm để điều bất khả thi trở nên dễ dàng, dễ thở. Tự yêu lấy bản thân mình, cởi bỏ cái “khung cứng tiêu chuẩn” của một người phụ nữ đúng mẫu “cũ mèm”. Mua những chiếc váy ngủ sexy, chăm chút cho thân hình sau sinh nở, quyến rũ ở bất cứ đâu,… không hề đồng nghĩa với việc đánh mất phẩm giá.

Phụ nữ mà không “đàn bà” thì vứt!

https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/bo-hoa-300-va-cai-gia-cua-su-dan-ba-806499.ldo
 

Theo Khánh Hạ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...