Bộ GD-ĐT chính thức quyết định Đà Nẵng và một số địa bàn tỉnh Quảng Nam thi sau ​

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (như TP Đà Nẵng và một số huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam) lùi thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vào thời điểm thích hợp; thời gian tổ chức thi do các địa phương đề xuất sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2019. Ảnh: QUANG PHÚC
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2019. Ảnh: QUANG PHÚC


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã chính thức có văn bản số 2873/BGDĐT-QLCL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh thành về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo đó, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 -2020, Bộ GD-ĐT hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 như sau: các địa phương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (như TP Đà Nẵng và một số huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam) lùi thời gian tổ chức kỳ thi vào thời điểm thích hợp; thời gian tổ chức thi do các địa phương đề xuất sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi.

Các địa phương còn lại tổ chức kỳ thi theo kế hoạch (từ ngày 8 đến ngày 10-8) khi bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.

Để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong quá trình tổ chức kỳ thi, các thí sinh thuộc diện F1, F2 cả nước (nếu có) sẽ dự thi cùng thời gian với thí sinh của các địa phương phải lùi thời gian tổ chức Kỳ thi do phải thực hiện cách ly xã hội.

Thí sinh dự kỳ thi tổ chức sau ngày 10-8 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh vào đại học, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xem xét bố trí tỷ lệ chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, trên tinh thần tự chủ đại học.

Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo xây dựng phương án cụ thể triển khai tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh và cán bộ, giáo viên làm công tác thi; chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi tại địa phương bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, đúng quy chế thi; chủ động rà soát, phân loại những thí sinh thuộc diện F1, F2 (nếu có), gửi danh sách về Bộ GD-ĐT trước ngày 12-8.

Liên quan đến việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngày 4-8, Bộ Y tế đã gửi công điện số 1224 tới Sở Y tế các tỉnh/thành phố yêu cầu các sở phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT để triển khai một số biện pháp đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

Cụ thể, Sở Y tế phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế, phòng, chống dịch Covid-19 cho kỳ thi trên địa bàn tỉnh/thành phố. Các sở bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất và chỉ định cơ Sở Y tế tham gia thực hiện công tác chuyên môn y tế.

Cơ sở y tế phối hợp, rà soát, phân loại toàn bộ học sinh tham dự kỳ thi để có phương án xử lý phù hợp theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và UBND cấp tỉnh. Đơn vị này cần phối hợp, hướng dẫn đảm bảo vệ sinh khử khuẩn, chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm thời tại các địa điểm thi; bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp sốt, ho, khó thở.

Trong thời gian thi, cơ sở y tế phối hợp theo dõi sức khỏe học sinh và xử lý kịp thời khi thí sinh có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Trường hợp các tỉnh/thành phố có tổ chức thi cho thí sinh tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) thì đảm bảo tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi.

Sở Y tế các tỉnh/thành phố phối hợp truyền thông cho học sinh, phụ huynh học sinh chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe trước khi đến điểm thi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì thông báo ngay cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để được giải quyết.

Hiện, Quảng Nam thực hiện giãn cách xã hội tại TP Hội An và 5 huyện, thị xã gồm: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn và Thăng Bình. Còn TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.

Theo PHAN THẢO (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.