Binh đoàn 15: Sôi nổi phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Binh đoàn 15 có hơn 6.400 nữ cán bộ, người lao động thuộc 28 dân tộc. Trong số này, 32% là người dân tộc thiểu số và chủ yếu là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Để giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong Binh đoàn đã triển khai nhiều phong trào, mô hình sáng tạo.

 

Chị Rơ Lan H'Blơn (dân tộc Jrai, công nhân Đội 9, Công ty TNHH một thành viên 74) kể: “Trước đây, hầu hết các gia đình ở làng Đo (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ), nơi chị sinh sống, đều thiếu đói. Nguyên nhân là do bà con thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên việc trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Năm 2008, tôi và một số chị em trong làng được Công ty 74 tuyển dụng vào làm công nhân. Tại Công ty, chúng tôi được đào tạo tay nghề, tập huấn kỹ thuật và được Hội Phụ nữ cho vay vốn tiết kiệm từ phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”. Từ nguồn vốn đó, gia đình tôi đã đầu tư trồng 4 ha điều, cao su, cà phê, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhiều chị em khác nhờ được hỗ trợ vốn cũng không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu”.

 Hội viên Hội Phụ nữ Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) giúp nhau chăm sóc vườn rau của gia đình. Ảnh: N.A.S
Hội viên Hội Phụ nữ Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) giúp nhau chăm sóc vườn rau của gia đình. Ảnh: N.A.S



Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình” mà chị H'Blơn nói được triển khai từ năm 2012 ở 18 Hội Phụ nữ cơ sở trong Binh đoàn 15 với nhiều hình thức huy động vốn như: chị em góp vốn quay vòng, nuôi heo đất để thực hành tiết kiệm, đổi ngày công gây quỹ… Qua phong trào này, 630 phụ nữ trong Binh đoàn đã được vay vốn từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/người để phát triển sản xuất. Ngoài hoạt động tạo nguồn vốn để hỗ trợ chị em, phong trào còn huy động mỗi năm hơn 2.000 ngày công giúp nhau trồng trọt, chăn nuôi để giảm bớt chi phí sản xuất. Bằng cách làm này đã có hàng trăm chị em thoát nghèo bền vững; nhiều chị có thu nhập 200-500 triệu đồng/năm như chị Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thi Miên (Công ty 75), Hoàng Thị Tình (Công ty 72), Lữ Thị Hoài, Trịnh Thị Nghĩa (Công ty 78)…   

Đến Công ty 72, chúng tôi được mọi người nói nhiều về mô hình “Quỹ tấm lòng nhân ái” và “Vườn rau xanh” của Hội Phụ nữ cơ sở. Mô hình “Vườn rau xanh” được triển khai từ năm 2008 nhằm vận động mỗi gia đình hội viên dành ít nhất 15 m2 đất để trồng rau sạch phục vụ bữa ăn gia đình. Đối với chị em người dân tộc thiểu số, Hội Phụ nữ Công ty còn cung cấp hạt giống rau, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cũng như cách sử dụng, chế biến món ăn để nâng cao chất lượng bữa ăn cho gia đình. Còn “Quỹ tấm lòng nhân ái” được Hội Phụ nữ Công ty triển khai từ năm 2014, vận động mỗi hội viên tiết kiệm ít nhất 10.000 đồng/tháng. Đến nay, từ số tiền tiết kiệm được, Hội Phụ nữ Công ty đã xây dựng 17 ngôi nhà tặng hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thăm hỏi, tặng quà cho các cháu bị bệnh tim, bệnh hiểm nghèo... Chị Rơ Lan HBông-công nhân Đội 12 (Công ty 72) trải lòng: “Nếu không có “Quỹ tấm lòng nhân ái” thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có nhà để ở. Còn mô hình “Vườn rau xanh” đã giúp tôi cải thiện cuộc sống và chăm sóc gia đình tốt hơn”. Theo Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Phan Thị Sao-Chủ tịch Hội Phụ nữ Công ty 72: “Quỹ tấm lòng nhân ái” đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nhờ đó, Quỹ được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tôn vinh là mô hình thi đua xuất sắc trong phụ nữ Quân đội giai đoạn 2016-2018”.

 Trao đổi với Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Ngô Thị Hương-Trợ lý Phụ nữ Binh đoàn 15, chúng tôi được biết: Hội Phụ nữ Binh đoàn đang triển khai nhiều phong trào, mô hình hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Tiêu biểu như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”, “Sạch vườn cây, sạch nhà, đẹp đơn vị”, “Vì phụ nữ và trẻ em nghèo”, “Gắn kết hộ” được triển khai ở 18/18 Hội Phụ nữ cơ sở; “Quỹ tấm lòng nhân ái”, “Mái ấm tình thương” của Hội Phụ nữ Công ty 72; “Vườn rau kết nghĩa” của Hội Phụ nữ Công ty 78;  “Vườn rau xanh” của Hội Phụ nữ Công ty 72, Công ty 74... Các phong trào, mô hình đều hướng đến chị em người dân tộc thiểu số để hỗ trợ, giúp đỡ họ vươn lên làm giàu, khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

 

 NGUYỄN ANH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.