Biến tài nguyên văn hóa thành sản phẩm khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Biến tài nguyên bản địa thành sản phẩm khởi nghiệp, nhiều ý tưởng xuất sắc của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai được đánh giá cao về sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng phát triển bền vững gắn với cộng đồng.

Dựa vào di sản và cộng đồng

Ý tưởng “Làng văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông” của chị H'Uyên Niê (làng Ia Lôk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) mang đậm tính nhân văn, nhạy bén trong tư duy khi dựa vào di sản để phát triển du lịch. Chị Niê chia sẻ: “Vùng đồng bào DTTS huyện Chư Păh hiện còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quý giá như: cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú, không gian kiến trúc có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Ngoài ra, ẩm thực truyền thống có nhiều món ăn đặc trưng, hấp dẫn. Ia Mơ Nông nằm trên tuyến du lịch tiềm năng của huyện với các danh lam, thắng cảnh hùng vĩ như: núi lửa Chư Đang Ya, đập Tân Sơn, hàng thông trăm tuổi, cánh đồng chè Biển Hồ, thủy điện Ia Ly, thác Công Chúa, suối đá cổ làng Vân, thuận lợi kết nối du lịch với tỉnh Kon Tum... Đó cũng là lý do cho ý tưởng khởi nghiệp của tôi”.

 Câu lạc bộ dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông. Ảnh: Minh Châu
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Minh Châu



Ý tưởng của chị Niê được triển khai trong thực tế một thời gian với tour trải nghiệm đầy cảm xúc. Từ cuối năm 2021 đến nay, làng du lịch cộng đồng đã đón 15 đoàn khách đến trải nghiệm, tham quan, nghiên cứu văn hóa. Với vai trò là Chủ nhiệm Tổ liên kết “Đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng” xã Ia Mơ Nông, chị Niê đã kết nối để tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn nghề truyền thống của người Jrai. Du khách đến làng được cung cấp các dịch vụ ẩm thực truyền thống, sản phẩm mây, tre thủ công hay thổ cẩm tinh xảo của nghệ nhân. Ngoài ra, làng còn có dịch vụ lưu trú homestay… “Thế mạnh khi triển khai ý tưởng này chính là dựa vào sức mạnh cộng đồng. Đây cũng là điều tôi hướng đến phục vụ cộng đồng nơi này để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo thêm điểm nhấn cho du lịch văn hóa, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đồng nghĩa với đó là giải quyết việc làm cho hội viên phụ nữ, giúp chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm ăn, biết tích lũy, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”-chị Niê cho hay.

Giấc mơ thổ cẩm của Mlơnh

Ý tưởng khởi nghiệp “Dệt thổ cẩm, làm ra các sản phẩm từ thổ cẩm của dân tộc như túi xách, túi đeo chéo, dép quai hậu, trang phục váy áo, ví, cặp, mũ” cũng chính là giấc mơ của chị Mlơnh (làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa). Là thế hệ kế thừa di sản văn hóa, chị Mlơnh mong muốn góp phần quảng bá và khai thác các giá trị này một cách rộng rãi, hiệu quả.

 Chị Mlơnh luôn tìm cơ hội để quảng bá văn hóa thông qua sắc màu của thổ cẩm. Ảnh: Minh Châu
Chị Mlơnh (làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa) luôn tìm cơ hội để quảng bá văn hóa thông qua sắc màu của thổ cẩm. Ảnh: Minh Châu



Điểm sáng tạo trong dự án khởi nghiệp của chị Mlơnh là ngoài việc lưu giữ nghề dệt truyền thống, các thành viên Hợp tác xã còn làm ra sản phẩm phong phú theo kịp xu thế của ngành công nghiệp thời trang. Các sản phẩm thổ cẩm không chỉ là váy áo mà còn là phụ kiện như: túi xách, giày dép, mũ nón, trang sức… phù hợp với xu thế và thị hiếu người tiêu dùng mọi lứa tuổi. Theo chị Mlơnh, ý tưởng này còn tác động tích cực tới môi trường, xã hội, đặc biệt là phụ nữ DTTS. “Dự án khởi nghiệp góp phần đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho các chị em, hướng dẫn từ những kỹ thuật căn bản cho đến nâng cao để tạo ra sản phẩm thủ công thẩm mỹ, có tính ứng dụng cao. Bằng cách đó, chúng tôi chinh phục được những khách hàng khó tính”-chị Mlơnh chia sẻ.

Sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp và dệt thổ cẩm Glar đã có mặt trên thị trường nhiều năm, là quà tặng trong một số sự kiện lớn của tỉnh. Những sản phẩm thể hiện bàn tay và khối óc của nghệ nhân, truyền tải những câu chuyện chân thực về đời sống văn hóa bản địa. Khách hàng sử dụng sản phẩm là đại sứ giúp lan tỏa nét đẹp văn hóa của cộng đồng DTTS. Nếu được quảng bá rộng rãi và mở rộng thị trường tiêu thụ, thổ cẩm là một kênh tiếp thị văn hóa hiệu quả để thu hút các nguồn lực đầu tư. Đó cũng chính là tâm huyết của chị Mlơnh khi tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp chung của phụ nữ toàn tỉnh và cả nước. “Tôi mong được tạo điều kiện để trưng bày sản phẩm ở nhiều sự kiện, giúp quảng bá sản phẩm, đồng thời được hỗ trợ vốn vay để phát triển kinh doanh. Trong tương lai gần, tôi muốn được hỗ trợ, định hướng để phát triển sản phẩm lên 4 sao trong chương trình OCOP”-chị Mlơnh bày tỏ.

 

Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” năm 2022 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức đã nhận được 102 ý tưởng, trong đó có 23 ý tưởng của phụ nữ DTTS. Ban tổ chức đã chọn 50 ý tưởng vào vòng sơ khảo, trong đó có 12 ý tưởng của phụ nữ DTTS. Trong số 15 ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng chung khảo thì có 3 ý tưởng của phụ nữ DTTS, đó là các ý tưởng: “Làng văn hóa du lịch Jrai, xã Ia Mơ Nông” của chị HUyên Niê; “Dệt thổ cẩm, làm ra các sản phẩm từ thổ cẩm của dân tộc như túi xách, túi đeo chéo, dép quai hậu, trang phục váy áo, ví, cặp, mũ” của chị Mlơnh và “Chăn nuôi tằm ăn lá mì” của chị Hà Thị Sử (làng Drok, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện).
 

 Một số sản phẩm khởi nghiệp của chị Mlơnh. Ảnh: Minh Châu
Một số sản phẩm khởi nghiệp của chị Mlơnh. Ảnh: Minh Châu

 MINH CHÂU
 

 

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.