Bị phạt... vẫn vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trẻ con khám phá thế giới qua các giác quan và thường thông qua những hoạt động hàng ngày để hiểu hơn về cuộc sống. Càng khám phá được nhiều điều mới lạ, trẻ càng mày mò tìm hiểu thế giới xung quanh. Và, trong những lần như thế, không ít lần trẻ làm sai, không theo ý người lớn và bị phạt.

Thông thường, khi trẻ làm sai một việc gì đó, nhẹ thì được người lớn nhắc nhở, phê bình, nặng hơn là bị phạt. Hình thức phạt thì nhiều, trong đó có biện pháp mạnh là đánh đòn. Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng, phạt nặng để trẻ nhớ, nhớ thì sẽ không tái phạm. Tuy nhiên, nếu trẻ bị hạn chế hoạt động, ít khám phá, tìm hiểu thì không thể phát triển toàn diện. Nhưng khi chúng ta đánh trẻ thì trẻ nhớ về chuyện bị đòn roi nhiều hơn là ghi nhớ căn nguyên vụ việc. Vậy nên, nhiều phụ huynh vẫn than thở rằng, dù đã phạt con rất nghiêm khắc nhưng hầu như trẻ vẫn không cải thiện được tình hình.

Vậy, phải phạt trẻ như nào để trẻ vui, phụ huynh lại không bị căng thẳng, mà kết quả vẫn đạt được là cải thiện hành vi không mong muốn của trẻ? Nhiều người sẽ hỏi, phạt mà làm cho trẻ thoải mái, vui vẻ thì khác gì không phạt. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, phạt là hình thức giúp trẻ cải thiện hành vi. Ở đây, ta phạt hành vi của trẻ thực hiện đang gây hậu quả và phạt với mục đích cải thiện hoặc ngăn cấm hành vi đó. Nhưng điều này không có nghĩa là phạt con người và tính cách trẻ. Không nên gán nhãn cho trẻ theo kiểu “con là đồ hậu đậu, con luôn là đứa trẻ hư”. Nếu cứ gán nhãn như vậy, lâu dần, trẻ tưởng mình hư thật. Biến việc phạt thành niềm vui và có thông điệp để giáo dục trẻ. Chúng ta cũng cần phân biệt phạt và trừng phạt. Phạt là không làm đau, làm cho trẻ khó chịu, trẻ sẽ rút ra được bài học hữu ích từ việc phạt đó.

Ở gia đình tôi, cả nhà ngồi lại với nhau và cùng xây dựng, thông qua 1 bộ “Luật nhà” khoảng 10 điều. Đơn cử, nếu bước chân ra khỏi nhà tắm mà quên tắt điện thì ngày mai không sử dụng điện khi vào nhà tắm và đọc cuốn sách về bảo vệ tài nguyên. Nếu 2 anh em đánh nhau thì trước khi đi ngủ, anh sẽ đọc sách cho em 20 phút và em sẽ chuẩn bị sữa cho anh để hôm sau anh mang đi học… Tùy theo từng sự việc sẽ có hình thức xử lý tương ứng nhưng luôn tuân theo nguyên tắc: phạt nhưng vẫn vui, không làm đau trẻ, đảm bảo cho trẻ được an toàn về tinh thần, thể chất, hạn chế tối đa sự khó chịu của trẻ và công bằng. Bố mẹ làm sai vẫn bị phạt như con cái trong nhà. Trong tháng, giao cho con tổng kết xem có ai bị phạt nhiều, ai không bị phạt và quy ra thành phần thưởng để khuyến khích.

Kể cả người lớn, dù được học hành, trải nghiệm nhưng không ít lần, chúng ta cũng làm sai. Vì vậy, cha mẹ cần học được cách dễ dàng chấp nhận cái sai của con trẻ. Đồng thời, xây dựng các nguyên tắc rõ ràng khi trẻ làm chưa đúng, cùng ngồi xuống nói chuyện với trẻ, phân tích cho con thấy để con tự trải nghiệm và rút ra bài học cho mình. Thiết nghĩ, đó là điều cần thiết khi muốn phạt trẻ mà có thể cải thiện hành vi và cả hai bên đều cảm thấy thoải mái khi trải qua một hình thức phạt nào đó.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.