Bảo hiểm y tế vì sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7 năm nay có chủ đề “BHYT-vì sức khỏe, hạnh phúc mọi gia đình”. Việc tham gia BHYT đã giúp nhiều người dân được chia sẻ gánh nặng tài chính khi gặp tai nạn rủi ro, ốm đau.
Chia sẻ gánh nặng tài chính
Hơn 4 năm nay, bà La Thị Nga (làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đều đặn 3 lần/tuần đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chạy thận. “Lúc phát hiện mình bị suy thận, tôi không có thẻ BHYT nên phải chi trả hoàn toàn chi phí khám-chữa bệnh. Trung bình một lần chạy thận tốn trên 1 triệu đồng, chưa kể tiền ăn ở, đi lại. Chỉ hơn một năm mà gia đình tôi suy kiệt, của cải bán dần để chữa bệnh, trở thành hộ nghèo. Sau đó, tôi có thẻ BHYT nên giảm bớt gánh nặng tài chính”-bà Nga kể.
Đầu năm nay, vì lâm trọng bệnh, anh Phan Văn Nam (thôn 6, thị trấn Đak Đoa) phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 40 ngày, chi phí được BHYT thanh toán trên 161 triệu đồng. Bà Lê Thị Mức (mẹ anh Nam) chia sẻ: “Nhờ có thẻ BHYT mà gia đình tôi được chi trả một khoản lớn chi phí khám-chữa bệnh. Bình thường khỏe mạnh thì không sao nhưng lúc ốm đau mà không có thẻ BHYT thì chi trả khám-chữa bệnh là rất lớn”.
Bà Lý Thị Hồng Trị-Trưởng ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện quốc gia khu vực Tây Nguyên, Trưởng hội “Cơm từ thiện Pleiku”: Từ tháng 4-2022, “Cơm từ thiện Pleiku” đã vận động sự đóng góp của các cá nhân ủng hộ kinh phí mua thẻ BHYT cho những đối tượng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, Hội đã tặng 188 thẻ BHYT với kinh phí gần 70 triệu đồng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục huy động và triển khai tặng thẻ BHYT nhằm góp phần chung tay giúp các đối tượng khó khăn được tiếp cận chính sách an sinh tốt đẹp này.
Các cơ sở y tế không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Ảnh: Như Nguyện
Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh, 6 tháng đầu năm nay, số lượng người dân đến khám-chữa bệnh tại các cơ sở y tế có chiều hướng gia tăng. Nhiều bệnh nhân được Quỹ BHYT đồng chi trả số tiền lớn trong khám-chữa bệnh. Ông Phan Công Tịnh-Trưởng phòng Giám định BHYT (BHXH tỉnh) thông tin: “Ước trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có trên 526.000 lượt người khám-chữa bệnh BHYT, số tiền chi trả trên 301,6 tỷ đồng, bằng 84% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 35% dự toán năm 2022”.
Nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT
Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận và tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, các cơ khám-chữa bệnh trong tỉnh cũng không ngừng nâng cao chất lượng hướng đến sự hài lòng của người bệnh.  
Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế-cho biết: Toàn ngành hiện có 4.894 cán bộ y tế; tổng số giường bệnh kế hoạch là 4.190 giường; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 8,2; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 27,5; tỷ lệ xã/phường có bác sĩ làm việc đạt 93%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 92,27%. Chất lượng dịch vụ y tế, kể cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều được nâng lên, đảm bảo khả năng khám-chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trên địa bàn. Người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn, đặc biệt, các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi và các đối tượng chính sách luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, hệ thống y tế tư nhân, số lượng người tham gia hành nghề y, dược ngày càng tăng, góp phần tích cực trong việc khám-chữa bệnh và giảm tải cho các bệnh viện công lập.
Ước trong 6 tháng đầu năm 2022, các cơ sở khám chữa bệnh tại Gia Lai tiếp nhận trên 526.000 lượt người khám chữa bệnh BHYT, số tiền chi khám chữa bệnh BHYT trên 301,6 tỷ đồng. Ảnh: Như Nguyện
Ước trong 6 tháng đầu năm 2022, các cơ sở khám chữa bệnh tại Gia Lai tiếp nhận trên 526.000 lượt người khám chữa bệnh BHYT, số tiền chi khám chữa bệnh BHYT trên 301,6 tỷ đồng. Ảnh: Như Nguyện
Theo ông Trần Văn Lực-Giám đốc BHXH tỉnh: Từ ngày 1-7-2021, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định phê duyệt thôn bản đặc biệt khó khăn của Ủy ban Dân tộc, toàn tỉnh giảm 19 xã khu vực III, 89 xã khu vực II và 87 thôn, làng đặc biệt khó khăn so với giai đoạn trước. Từ các quyết định trên, toàn tỉnh có hơn 271 ngàn người bị tác động, thôi hưởng chính sách hỗ trợ đóng BHYT, khiến tỷ lệ tham gia BHYT của tỉnh giảm xuống còn 73%. Tổng số người dân tộc thiểu số bị tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg là trên 120 ngàn người. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến diện bao phủ BHYT của tỉnh, tác động trực tiếp đến hàng chục ngàn nhân khẩu, chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Bà Lý Thị Hồng Trị-Trưởng ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện quốc gia khu vực Tây Nguyên, Trưởng hội “Cơm từ thiện Pleiku”: Từ tháng 4-2022, “Cơm từ thiện Pleiku” đã vận động sự đóng góp của các cá nhân ủng hộ kinh phí mua thẻ BHYT cho những đối tượng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, Hội đã tặng 188 thẻ BHYT với kinh phí gần 70 triệu đồng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục huy động và triển khai tặng thẻ BHYT nhằm góp phần chung tay giúp các đối tượng khó khăn được tiếp cận chính sách an sinh tốt đẹp này.
Qua tuyên truyền, vận động và triển khai đồng loạt các giải pháp, tính đến cuối tháng 6-2022, toàn tỉnh có trên 1,27 triệu người tham gia BHYT, đạt độ bao phủ BHYT trên 81,2% dân số. Nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số, ngoài công tác tuyên truyền, vận động, ngành BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai tích cực các giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT; trong đó có giải pháp hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người dân khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 15-4-2022, Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 48-KH/ĐUK vận động việc mua thẻ BHYT năm 2022. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong Đảng bộ ủng hộ kinh phí hỗ trợ mua thẻ BHYT cho khoảng 15.000 người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số do thôi hưởng hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước theo Quyết định số 861/QĐ-TTg. Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng, Mạnh Thường Quân thời gian qua cũng đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ kinh phí mua tặng thẻ BHYT cho các đối tượng khó khăn, người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
NHƯ NGUYỆN
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).