Bài 2: Nghị lực phi thường của “Thiệp da cam”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khuôn mặt dị dạng, đôi tay co quắp kẹp chặt chiếc khung gỗ, hai bàn chân gầy gò bấu víu xuống sàn nhà như đang cố giữ cho dáng người mình bớt xiêu vẹo hơn trong chốc lát - Đó là hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp khi đến thăm Nguyễn Công Thiệp. Không đầu hàng trước số phận, chàng trai này dù bị bệnh tật hành hạ nhưng vẫn từng ngày cố gắng vượt lên khỏi “nỗi đau da cam” bằng một nghị lực phi thường.

Định mệnh khắc nghiệt

Trong căn nhà nằm tại số 29 Lê Chân, tổ 10, phường Yên Thế, TP. Pleiku, vợ chồng thương binh Nguyễn Văn Thìn ngậm ngùi kể lại những tháng ngày lịch sử đầy tự hào mà cũng lắm đắng cay của đời mình.

 

Bằng chiếc khung gỗ, anh Thiệp có thể tự mình đi lại mà không cần ai nâng đỡ. Ảnh: Hồng Thi.
Bằng chiếc khung gỗ, anh Thiệp có thể tự mình đi lại mà không cần ai nâng đỡ. Ảnh: Hồng Thi.

Cũng như bao thanh niên Việt Nam yêu nước, tháng 6-1974, theo tiếng gọi của Đảng, ông Thìn lên đường nhập ngũ. Tham gia chiến đấu từ địa bàn khu 5 (bao gồm các tỉnh từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Bình Định) đến chiến trường Campuchia, rồi tiếp tục đi xây dựng kinh tế mới tại Ka Nák- Kon Hà Nừng (Kbang, Gia Lai), ông Thìn không ít lần bị thương. Nhưng có lẽ, đến tận bây giờ, những vết thương thể xác ấy vẫn không khiến ông cảm thấy đau đớn bằng cái điều được gọi là định mệnh mà chiến tranh đã gây ra cho ông và đứa con trai của mình.

Năm 1979, ông Thìn lập gia đình. Hai năm sau đó, vợ ông hạ sinh người con trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Công Thiệp. “Khi mới sinh, mặt mũi Thiệp cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, chỉ có hai tay là hay nắm chặt. Vợ chồng tôi cứ nghĩ đó là biểu hiện của một đứa trẻ khỏe mạnh, cứng cáp. Nào ngờ, khi cháu được 1 tuổi thì bàn tay dường như không xòe ra được nữa, đồng thời hai chân cũng teo tóp dần. Đưa đi khám thì được bác sĩ cho hay là Thiệp bị bại não, không thể chữa khỏi và phải mang thương tật suốt đời, tôi nghe mà chết lặng cả người”- ông Thìn tâm sự.

Lúc ấy, ai trong gia đình ông cũng nghĩ rằng, anh Thiệp bị như vậy là do di chứng từ bệnh sốt rét rừng mà ông mắc phải khi tham gia chiến trận. Mãi đến sau này, vợ chồng ông mới biết là Thiệp bị phơi nhiễm chất độc màu da cam-dioxin từ cha. Ông Thìn chia sẻ: Thiệp còn có 3 người em nữa (2 trai, 1 gái) nhưng rất may mà tất cả đều bình thường và hiện tại đều đã trở thành những người có ích cho xã hội. Riêng Thiệp, dù không làm được gì, sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ bố mẹ, nhưng lúc nào cũng có ý chí vượt lên số phận. Điều này khiến tôi cảm thấy vừa vui lại vừa thương con vô cùng.

Hành trình vươn đến một ước mơ

 

Anh Thiệp say sưa bên chiếc máy vi tính. Ảnh: Hồng Thi.
Anh Thiệp say sưa bên chiếc máy vi tính. Ảnh: Hồng Thi.

Dường như ý thức được sự thiệt thòi và bất hạnh, suốt 32 năm qua, Thiệp luôn cố gắng chứng tỏ cho mọi người trong gia đình thấy được ý chí không khuất phục của mình. Bắt đầu tập đứng nhờ vào khung gỗ từ năm 6 tuổi, đến nay, anh đã sử dụng nó một cánh linh hoạt và thành thạo.
 

Với “phương tiện” cồng kềnh này, Thiệp có thể di chuyển khắp nơi từ trong nhà ra ngoài vườn mà không cần ai phải theo trông nom, dìu dắt. Nhìn những vết chai sần in hằn trên hai cánh tay anh do phải liên tục dùng lực để di chuyển khung gỗ trong thời gian dài, mới cảm thấy được sự quyết tâm cao độ của “chàng trai da cam”. Chính điều ấy đã giúp anh biến đau thương thành sức mạnh để tiếp tục đương đầu với nghịch cảnh.

Một điều bất ngờ nữa là anh Thiệp lại có thể thành thạo từng con chữ và máy vi tính mặc dù chưa hề được bất kỳ ai chỉ dạy. Ông Thìn cho biết: “Khoảng năm 1993, bỗng dưng Thiệp đòi bố mẹ mua cho dụng cụ ghép chữ cái về chơi. Vài năm sau đó, gia đình sắm một chiếc máy vi tính để phục vụ việc học tập của các em, Thiệp cũng tò mò tới nghịch rồi suốt ngày không rời chiếc máy. Đến một hôm thấy Thiệp dùng chân gõ tên mình vào văn bản máy tính, gia đình vô cùng bất ngờ vì chưa bao giờ nghĩ con mình lại có khả năng ấy”. Chỉ nhờ vào cuốn sách tin học cơ bản, Thiệp đã tự tìm tòi, học hỏi và thành thạo máy vi tính. Anh còn chỉ dạy lại những thủ thuật tin học cho các em của mình. Chiếc máy tính giờ đây với Thiệp vừa là một người bạn tri kỉ, vừa là chiếc cầu nối đưa anh đến gần hơn với thế giới bên ngoài- nơi mà đối với nhiều nạn nhân như anh, vẫn còn khá xa lạ.  

Ngần ấy năm sống trong câm lặng, có chăng chỉ là những tiếng bập bẹ “có”, “không”, “chưa”, “rồi”... Ngần ấy năm quằn quại với nỗi đau tinh thần và cái thể xác ngày một tóp teo theo năm tháng... Ấy vậy mà sâu thẳm trong tâm hồn của anh lại dạt dào những cảm xúc thật bình dị mà cao đẹp. Bằng những dòng chữ trên máy tính mà phải rất vất vả mới gõ được, anh Thiệp chia sẻ: “Nhiều lúc lên cơn co giật, đau đớn vô cùng, cũng có lúc mình nghĩ đến cái chết vì tuyệt vọng nhưng rồi lại cố gắng vượt qua. Mình tự học chữ, học vi tính, ước mơ sau này có được một nghề nghiệp để tự nuôi mình, bớt gánh nặng cho bố mẹ và mọi người trong gia đình. Mình cũng có mong muốn tập hợp những người có hoàn cảnh như mình để dạy họ học vi tính, để họ cũng sẽ có được cái nghề ổn định trong tương lai. Mình sẽ kêu gọi trên yahoo và facebook, bắt đầu từ một số người bạn của mình. Lúc nào mình cũng cố gắng để không phải là một kẻ dư thừa trong xã hội”.

Nhìn anh, tôi bỗng nhớ đến một câu nói khá hay về triết lý sống: “Khi cuộc đời đẩy ta vào bức tường, nghĩa là nó đang dạy ta cách vượt qua bức tường đó, nhưng có vượt qua hay không là do chính ta mà thôi”. Và với Nguyễn Công Thiệp, vượt qua cái định mệnh khắc nghiệt của đời mình chẳng còn là một điều xa vời hay không tưởng nữa...

Hồng Thi
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.