Bài 1: Thị tứ sầm uất bên dòng Pô Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là gọi theo người dân trong vùng về khu dân cư có tên “mặt bằng”, nghĩa là khu vực trước đây được giải tỏa để xây dựng lán trại cho công nhân thi công thủy điện Sê san 4. Sông Pô cô (phụ lưu của Sê san) từ phía bắc ầm ào chảy về đây như lưu luyến với cảnh vật hữu tình nên bỗng trở mình ôm ấp những thôn làng và hiến dâng dòng chảy của mình cho con người làm ra điện.

Công trình hoàn thành, điện đã lên lưới quốc gia và nơi đây trở thành một thị tứ sầm uất bên dòng Pô cô bao gồm làng Dăng, làng Bi và khu trung tâm xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai.

Tôi cũng như bao người đã từng có dịp lên Ia O đều chung cảm nhận là nơi này thay đổi đến bất ngờ. Cuối tháng 7, mùa mưa dầm Tây Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Ia Grai Nguyễn Quang Thuấn đích thân lái ô tô đưa tôi trở lại thăm vùng ký ức một thời tuổi trẻ nhiều gian khổ. Cảnh vật thật khác xưa.

 

Phút thư giãn của phụ nữ làng Bi. Ảnh: T.P
Phút thư giãn của phụ nữ làng Bi. Ảnh: T.P

Đâu rồi con đường nhão nhoẹt bùn lầy không lê nổi bước chân, đâu rồi cảnh rừng già thâm nghiêm từ làng Klong lên làng Bi, đâu rồi những ngôi làng nghèo đến xác xơ? Trước mắt tôi, con đường trải nhựa phẳng lỳ từ thị trấn Ia Kha qua Ia Tô, Ia Blang, Ia Krai rồi ngoặt lên Ia O chạy quanh co giữa ngàn xanh chập chùng của đồi cao su, cà phê. Khu dân cư sầm uất nối tiếp nhau, nhà sát nhà, có cả vỉa hè liền nhau như trong thành phố. Những biển hiệu quảng cáo đủ kiểu, đủ ngành nghề. Có cả những chiếc ô tô đời mới đậu trước những ngôi nhà tầng bên đường.

Cảnh vật thay đổi như có chiếc đũa thần kỳ diệu biến vùng đất xa xôi, cực kỳ khó khăn năm nào trở thành một thị tứ miền biên cương. Trong ký ức tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh thầy giáo Huỳnh Văn Ký dẫn một đoàn học sinh lếch thếch đi bộ từ Ia O xuống huyện để cõng sách vở về, nhiều em còn đóng khố, sau lưng các em là chiếc gùi bên trong đựng cơm nắm, bầu nước.

Những khuôn mặt đen nhẻm loáng mồ hôi, những đôi chân trần dính đầy bùn đất. Lúc đó là trung tuần tháng 8 năm 1977. Quãng đường ấy bây giờ tôi chỉ ngồi xe ô tô chạy gần tiếng đồng hồ đã tới, vậy mà năm đó thầy trò anh phải đi bộ mất hơn nửa ngày. Vẫn thấy như đâu đây nét mặt Huỳnh Tòng nhăn nhó than vãn rằng các anh mệt với đám học trò, chúng cũng ham học nhưng do phải phụ giúp gia đình, nhất là vào mùa khô đốt rẫy, đến đầu mùa mưa trỉa lúa nên thường bỏ học.

Vậy là các anh phải đến từng nhà động viên gia đình cho con em đến lớp mà làng này cách làng kia khá xa, đi rạc cả chân. Chuyện dạy học đã vậy, chuyện đi lại và ăn uống lại còn kham khổ trăm bề. Thế nhưng có lẽ chính từ những giọt mồ hôi của thế hệ thầy và trò ngày ấy mà sự nghiệp giáo dục ở xã vùng biên này phát triển rất đáng khâm phục.

Ngày trước cả xã chỉ có một trường tiểu học, số học sinh lớp 5 đếm không quá mười ngón tay, sau hơn ba mươi năm, hiện nay Ia O có đến 4 trường: 1 mầm non, 2 tiểu học và 1 trung học cơ sở, tổng số học sinh gần 1.700 em. Các trường đều được xây dựng cơ sở vật chất khang trang, có phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng họp, nhà ở giáo viên… những cơ sở mà trước kia chúng tôi có mơ cũng chẳng thấy.

Điển hình như trường tiểu học Bùi Thị Xuân có 26 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) 598 học sinh, 34 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Hiệu trưởng Vũ Trường Sinh đưa tôi đi thăm một vòng cơ ngơi của trường: từ phòng học, bàn ghế, bảng đen đầy đủ và đúng quy cách cho đến khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp, trang trí nhiều pa nô khẩu hiệu dọc đường từ cổng vào cho thấy tính quy mô, bài bản của một đơn vị giáo dục.

Ngay cả điểm trường ở làng Bi là làng sát biên giới cũng xây dựng kiên cố, tường rào bao quanh, điểm trường này có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5, 5 giáo viên, trong đó có 2 giáo viên người dân tộc Jrai. Nhìn cổng trường và những phòng học đóng kín cửa trong ngày hè, tôi không khỏi nhớ những lớp học ngày xưa: cột là cây rừng, mái lợp tranh, vách thưng tre nứa và bàn ghế là những ống lồ ô chẻ dọc đập giập rồi đan lấy nhau, thầy giáo giảng bài nhiều khi phải gào to vì gió lộng và bụi mùa khô ùa vào, lớp học thi thoảng cũng đón những chú bò và heo không mời mà đến…

Từ một xã thuộc loại nghèo nhất huyện năm xưa, khu vực trung tâm Ia O hôm nay thật sầm uất, mang dáng vóc một tiểu đô thị miền núi. Đủ cả: nhà hàng, quán tạp hóa, cây xăng, đặc biệt còn có cả xe khách giường nằm chạy tuyến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Anh Ksor Khiếu vốn người dưới xã Ia Hrung (gần thị trấn huyện) lấy vợ ở đây và làm chủ tịch UBND xã từ năm 2006, năm 2009 thêm chức bí thư đảng ủy, vui vẻ cung cấp cho tôi những thông tin thú vị về “cái sự đổi thay” của Ia O: Từ năm 2004 trở về trước, tình hình kinh tế-xã hội của xã khó khăn vì một nguyên nhân cơ bản là giao thông ách tắc. Nhờ xây dựng công trình thủy điện Sê san 4 nên đường vào xã không chỉ thông suốt mà còn được trải nhựa, bên cạnh đó các công ty của Binh đoàn 15 trồng cao su trên địa bàn cũng nhận người dân vào làm công nhân.

Nhường đất để làm cao su và thủy điện, người dân cũng nhận lại những đền bù xứng đáng: qua hơn 2 đợt tuyển, đã có 170 người làm công nhân cao su; 3 làng bị ảnh hưởng bởi công trình thủy điện Sê san 4 là Dăng, Chep và làng Com được nhận hơn 200 ha cao su chia cho 118 hộ chăm sóc. Bà con trong xã còn trồng thêm cao su tiểu điền, cà phê, mì, bắp lai và còn thâm canh cả lúa nước.

Đầu năm đến nay cả xã trồng được 240 ha lúa nước, trong đó có 40 ha lúa đông xuân, 1.222 ha mì, trồng mới 20 ha cao su, 7 ha cà phê, 9 ha điều… Đời sống văn hóa tinh thần cũng phát triển tương ứng, dịch vụ internet về tận làng với 4 điểm net ở làng O, làng Klong, làng Bi. Chuyện lướt web đọc báo theo dõi tin tức và tìm hiểu giá cả nông sản là chuyện không lạ ở Ia O!

Một cuộc sống mới đã và đang trỗi dậy bên dòng sông Pô cô!  

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.