Bác Hồ giản dị gần gũi trong buổi lễ trọng đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định: “...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Trong sự kiện ngày 2-9 năm đó, có những vấn đề làm ta quan tâm. Theo sách “Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh, hành trình tìm đường cứu nước” (Nhà Xuất bản Chính trị-Hành chính, HN-2011) thuật lại thì, sau khi hoàn thành bản thảo Tuyên ngôn Độc lập, Bác đọc cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (điều đó Bác vẫn làm thường xuyên). Bác Hồ không giấu nổi sung sướng. Bác nói trong đời đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản tuyên ngôn như vậy. Tài liệu nói trên cũng cho biết rằng bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác soạn thảo là kết quả từ những bản yêu cầu gửi cho Hội nghị Versailles viết năm 1919 và chương trình Việt Minh viết năm 1941.
 

 

Hơn nữa bản Tuyên ngôn gần như là kết quả của những bản tuyên ngôn khác và của các bậc tiền bối trong và ngoài nước, nó cũng đồng thời là những gì mà Bác tổng hợp từ biết bao sách báo, tài liệu được viết nên từ nước mắt và máu xương của những nhà yêu nước trong suốt 80 năm trước đó! Bản Tuyên ngôn Độc lập “là hoa, là quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trại tập trung... Là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắn sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (lúc bấy giờ-N.V)... Là trang vẻ vang trong lịch sử nước Việt, chấm dứt chính thể quân chủ chuyên chế, chế độ thực dân áp bức, mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa!

Những điều nói trên thể hiện rất rõ ràng trong nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác đã thay mặt Chính phủ đọc trước quốc dân đồng bào tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2-9-1945 mà chúng ta đã biết. Trong buổi lễ trang nghiêm này, một trong những điều mà chúng tôi muốn nói đến là sự “lạ thường” của một vị Chủ tịch nước trước quốc dân đồng bào mình. Khi mà người người chờ đợi một vị Chủ tịch, một lãnh tụ thì vui thay, trong số đó có không ít người nghĩ rằng, người mà họ chờ đợi là một nhân vật rất nhiều điều đặc biệt, nhưng chắc chắn sẽ không là “mặc áo hoàng bào, thắt đai khảm ngọc”. Và thật bất ngờ, một nhà báo khi đó chứng kiến sự việc kể lại rằng: “Với sự tưởng tượng như thế-một người ăn mặc chỉnh tề, một người đi đứng đàng hoàng, ăn nói trang trọng, nói tóm lại là một nhân vật rất nhiều điều đặc biệt-về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân sớm biết mình bị lầm. Trông thấy Chủ tịch đến, nhân dân nhận thấy Hồ Chủ tịch giản dị, thân mật như một người cha hiền về với những người con” (Theo Sđd).

Nhà báo nói trên còn kể thêm: “Từ xa tôi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch đội mũ vải đã ngả màu vàng vì mưa gió, đi một đôi dép cao su, mặc một bộ quần áo ka-ki... Khi Chủ tịch bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với giọng sang sảng của Người, Chủ tịch còn nhắc lại chuyện ở rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích... Đọc xong một đoạn và giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt, Chủ tịch nói “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu hỏi của Người khi ấy làm cho chúng ta, mọi người dân xứ Việt cho tới ngày nay cảm thấy sâu sắc về lòng thương yêu, sự sẻ chia, mối quan tâm lo lắng của một người Cha, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với mọi người dân-đồng bào. Trong buổi lễ trang trọng hôm ấy, “tất cả mọi người thấy Chủ tịch là một người như mình, gần mình, của mình, thân thiết với mình, một người thương yêu nhân dân với một lòng vô hạn” (Theo Sđd).
 

 

Trước đó, có tài liệu cho biết, kế hoạch khởi nghĩa đã được chuẩn bị từ lâu. Ngày 19-8-1945 là ngày cướp chính quyền trong toàn quốc. Từ đó về sau, ngày này được coi là ngày lịch sử của dân tộc. Có nhiều diễn biến tình hình nhanh chóng và tích cực, có lợi cho Cách mạng kể từ sau khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. “Nhân dân say sưa vì sung sướng; cờ đỏ sao vàng phấp phới từ nhà lầu đến nhà tranh, từ thành thị đến thôn quê” (Sđd). Khí thế cách mạng dâng trào, đâu đâu trong cả nước đồng bào các dân tộc cũng nô nức mở hội, mít tinh, đón chào chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tuy vậy, Bác Hồ rất lo lắng, còn bao chuyện bộn bề của một chính quyền quá non trẻ, nhất là cứu dân thoát qua nạn đói và hậu quả của nó mà trước đó đã làm cho cả triệu người chết, còn chuyện thất học, chuyện ốm đau nữa cũng là điều làm Bác hết sức quan tâm... Muốn làm điều ấy, không ai khác là Đảng và Chính phủ, và với một sự đoàn kết, chung tay ngay từ trong Chính phủ lâm thời.

Khi họp Chính phủ lâm thời lúc Bác đã về đến Hà Nội, Bác đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất toàn quốc bao gồm những đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái có danh vọng. Và, chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời với gần một nửa Bộ trưởng không phải Việt Minh, Chính phủ đã thực thi công việc của mình ngay những ngày đầu thành lập. “...Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”-đó là tư tưởng vì dân của Bác, của Đảng và Chính phủ xuyên suốt quá trình chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

 

Với một chuyện lớn như việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của đất nước, ra mắt quốc dân đồng bào của Chính phủ và đọc bản Tuyên ngôn đó, nhưng với những gì mà Bác Hồ đã làm như những chuyện đã nói ở trên (chỉ là phần nhỏ), chúng ta thấy ở Bác là một con người của nhân dân, một lãnh tụ gần gũi với mọi người, sẵn sàng học tập, lắng nghe mọi người để hoàn thiện. Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 44 năm ngày mất của Bác, đọc lại, nhớ lại, ngẫm lại những gì về những việc làm của Bác như nhắc nhở mọi người chúng ta tự nhìn lại mình, loại bỏ những gì còn yếu kém, phát huy những gì thuộc về ưu điểm, tích cực để hoàn thiện cho chính mình và đảm đương tốt công việc được giao!  

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.