Anh nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ mê sáng chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù chỉ mới học hết lớp 8, anh Lê Hữu Minh đã sáng chế ra nhiều loại máy móc, giúp người dân bớt vất vả và tăng năng suất lao động.
Sinh ra, lớn lên tại vùng quê nghèo ở phường Hương Văn, thị xã Hương Trà anh Lê Hữu Minh quá thấu hiểu sự vất vả của người dân nông thôn. Anh mong muốn làm gì đó cho để giúp nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Năm 1995, khi vừa học xong lớp 8, do điều kiện gia đình, anh quyết định tạm gác giấc mơ đến trường để phụ cha tại xưởng cơ khí của gia đình. Cha anh - ông Lê Hữu Lành là một thợ cơ khí lành nghề, học mới ngang lớp 5 nhưng có nhiều sáng chế như máy bóc vỏ lạc, vỏ mè (vừng) và được vinh danh điển hình sáng tạo Việt Nam. Sau khi cha mất vào năm 2009, anh Minh tiếp quản xưởng cơ khí của ông. Với bản tính là người sáng dạ, kiên trì, chịu khó nên xưởng cơ khí ngày càng phát triển.
Nhà sáng chế Lê Hữu Minh với chiếc máy ép dầu phụng - dầu mè bằng thủy lực.
Nhà sáng chế Lê Hữu Minh với chiếc máy ép dầu phụng - dầu mè bằng thủy lực.
Trước nhu cầu của người dân cần máy ép dầu lạc và dầu mè thay cho cách ép thủ công truyền thống vừa mất nhiều thời gian mà lượng dầu thu được lại hạn chế, năm 2015, anh đã sáng chế thành công chiếc máy ép dầu lạc-mè bằng thủy lực. Anh Minh cho biết, máy ép dầu thủy lực dựa trên nguyên lý hoạt động của máy xúc đất. Máy hoạt động với công suất ép 1,5 tấn lạc/ngày với giá thành rẻ, tiết kiệm nhân công.
Đến nay, anh đã cung cấp hơn 10 máy theo đơn đặt hàng của bà con ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng với kinh phí từ 45-75 triệu đồng/máy tùy theo công suất.
Không dừng lại với chiếc máy ép dầu, năm 2016, anh tiếp tục sáng chế thành công máy xay nghệ tươi và cho xuất xưởng. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, tìm tòi dựa trên nguyên lý hoạt động xay sắn tươi, anh đã cho ra đời chiếc máy xay nghệ tươi hoàn chỉnh. Với một chiếc máy xay nghệ tươi có giá thành từ 5-10 triệu đồng thì người dân có thể xay từ 5 tạ đến 1 tấn nghệ/ngày.
Chia sẻ với Tạp chí Khám phá, anh Minh cho biết: "Trong thời gian tới, tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu sang chế máy trỉa (gieo) đậu lạc để giảm sức lao động cho nông dân".
Ngoài ra, xưởng cơ khí của anh hàng năm còn cung cấp cho thị trường trên cả nước hàng trăm chiếc máy bóc vỏ lạc, mè, máy sàng lạc, máy xay bắp, sửa chữa các loại máy móc nông nghiệp…, không chỉ đem về doanh thu cho anh hơn 1 tỷ đồng/năm mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/tháng/người.
Với niềm đam mê sáng tạo không mệt mỏi, năm 2017, anh Minh được vinh danh là một trong 18 nhà sáng chế không chuyên tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2017.
Theo Khám phá/Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.