Theo Live Science, sử dụng công cụ Dark Energy Camera (DECam) trên Kính viễn vọng Víctor M. Blanco 4 mét tại Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh chi tiết về một thiên hà giống hệt thiên hà chứa Trái Đất.
Đó là thiên hà xoắn ốc kỳ ảo mang tên NGC 6744.
Thiên hà xoắn ốc NGC 6744 trông như "thế giới song song" với thiên hà chứa Trái Đất - Ảnh: Dark Energy Survey/DOE/FNAL/DECam/CTIO/NOIRLab/NSF/AURA |
Với các nhánh xoắn ốc trải rộng đến 175.000 ánh sáng, NGC 6744 lớn hơn thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta, vốn có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.
Tuy vậy, theo NASA, các cấu trúc của thiên hà này giống thế giới Trái Đất đang trú ngụ gần như hoàn hảo. Nên họ gọi nó là "anh cả" của Ngân Hà.
Cũng vì thế, nó trở thành một báu vật đối với giới thiên văn.
Bởi lẽ chúng ta sẽ khó lòng có góc nhìn thuận lợi để quan sát trọn vẹn Ngân Hà khi mà hành tinh của chúng ta nằm lọt thỏm bên trong nó.
Thậm chí chúng ta không thể chụp hình được "ngôi nhà" của chính mình vì chưa có cách nào để đưa tàu vũ trụ ra khỏi Ngân Hà.
Việc tìm ra NGC 6744 giống như tìm thấy một thế giới song song. Các nhà thiên văn có thể nhìn vào thiên hà xa xôi này với góc nhìn thuận lợi, tìm hiểu về nó để hiểu thêm về cách chính thiên hà của chúng ta vận hành.
Thêm một hành tinh có sông, biển lộ ra giữa hệ Mặt Trời?
Bí ẩn 5 'họng súng' Sao Hỏa chuyên bắn đá vào Trái Đất
Trong hình ảnh mới được công bố, NGC 6744 có một nhân sáng và các làn bụi cung cấp nhiên liệu cho sự hình thành sao.
Bên trái của NGC 6744 là một nhánh mờ không thấy trong hầu hết các hình ảnh của thiên hà, trong khi ở phía dưới bên phải, ở cuối một nhánh xoắn ốc, là hình ảnh của một thiên hà đồng hành mờ được gọi là NGC 6744A.
NGC 6744 còn là nguyên mẫu cho dạng thiên hà phổ biến nhất vũ trụ - tức thiên hà xoắn ốc, cùng loại với Ngân Hà - vì vậy có thể trở thành đối tượng tốt cho nhiều nghiên cứu về lịch sử và sự vận hành của vũ trụ.
Theo Anh Thư (NLĐO)
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu