An Khê: Các thôn, làng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thực hiện Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 28-12-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định Bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), thị xã An Khê tích cực triển khai, phấn đấu đưa thôn An Xuân 3 (xã Xuân An) và làng Pốt (xã Song An) đạt chuẩn NTM trong năm 2023.

Xây dựng thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới

Thôn An Xuân 3 có 273 hộ với 1.079 khẩu. Trong quá trình xây dựng NTM, Chi bộ, Ban Nhân dân thôn đã tập trung tuyên truyền, vận động bà con phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả như: nuôi cá lồng, ốc bươu đen, heo, bò; trồng dâu tây, cây ăn quả, rau màu các loại. Qua đó, đời sống người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 47,2 triệu đồng/năm. Thôn chỉ còn 4 hộ nghèo, chiếm 1,41%; không còn nhà tạm, nhà dột nát; 85% hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

Đường giao thông ở làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: N.M

Đường giao thông ở làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê) được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: N.M

Ông Nguyễn Thanh Cung-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn An Xuân 3-phấn khởi cho biết: “Nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, chung tay xây dựng cảnh quan, môi trường khu dân cư sáng-xanh-sạch-đẹp. Đến nay, thôn đã hoàn thành tất cả 19 tiêu chí NTM”. Còn theo Chủ tịch UBND xã Xuân An Hồ Hữu Mạnh thì: “Xã tiếp tục chỉ đạo thôn An Xuân 3 duy trì, nâng cao các tiêu chí NTM. Đồng thời, chỉ đạo 2 thôn còn lại tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng thôn NTM; phát huy tối đa nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí NTM, góp phần cùng Đảng ủy, chính quyền duy trì, hoàn thành một số tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao”.

Năm 2023, xã Song An cũng đăng ký xây dựng làng Pốt đạt chuẩn NTM. Đến nay, làng đã đạt 17/19 tiêu chí NTM, còn tiêu chí y tế và tiêu chí đào tạo nghề lao động nông thôn chưa đạt. Chủ tịch UBND xã Khưu Doãn Huân cho biết: Làng Pốt có 82 hộ với 350 khẩu; người Bahnar chiếm hơn 90% dân số. Để hoàn thành tiêu chí y tế, UBND xã chỉ đạo các hội, đoàn thể phối hợp với Chi bộ, Ban Nhân dân thôn rà soát những gia đình, người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế thì tập trung tuyên truyền, vận động tham gia. Đối với tiêu chí đào tạo nghề lao động nông thôn, xã phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn, đào tạo nghề cho người dân trong độ tuổi lao động nhằm hoàn thành tiêu chí theo quy định. “Với việc áp dụng nhiều giải pháp, chúng tôi phấn đấu đến cuối năm nay đưa làng Pốt đạt chuẩn làng NTM”-ông Huân nêu quyết tâm.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm

Thị xã An Khê hiện có 30 thôn, làng. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, các thôn, làng trên địa bàn thị xã đã đạt từ 15 đến 19 tiêu chí. Năm 2024, thị xã phấn đấu có 8 thôn đạt chuẩn NTM gồm: An Thượng 3, Thượng An 2 (xã Song An), An Xuân 1, An Xuân 2 (xã Xuân An), An Điền Nam (xã Cửu An), Tú Thủy 1, Tú Thủy 2, Cửu Đạo (xã Tú An).

Trên cơ sở mục tiêu đề ra, thị xã tiếp tục chỉ đạo các địa phương quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng xã, làng NTM; xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân cùng tham gia.

Đại diện Ban Nhân dân thôn An Xuân 3 (xã Xuân An, thị xã An Khê) tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng thôn đạt chuẩn NTM. Ảnh: Ngọc minh

Đại diện Ban Nhân dân thôn An Xuân 3 (xã Xuân An, thị xã An Khê) tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng thôn đạt chuẩn NTM. Ảnh: Ngọc minh

Ông Đặng Quốc Hoài Huy-Phó Chủ tịch UBND thị xã-cho hay: Ủy ban nhân dân thị xã tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, thành viên Ban Chỉ đạo được phân công phụ trách các tiêu chí có trách nhiệm phối hợp với UBND các xã tổ chức đánh giá toàn diện tình hình, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các tiêu chí được giao; làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tập thể và cá nhân, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, củng cố, giữ vững các tiêu chí đã đạt.

Cùng với đó, tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình; tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, tỉnh, vốn từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội hóa; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, có tính bức thiết trên địa bàn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên đảm trách từng công trình, phần việc trong xây dựng NTM. Tổ chức thực hiện tốt chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng; chính sách liên kết hợp tác sản xuất giữa hộ nông dân với doanh nghiệp; chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

“Bên cạnh đó, thị xã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cho các dự án phục vụ sản xuất; thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để tập trung xây dựng NTM; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp ở nông thôn; tích cực giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Đẩy mạnh đầu tư giữ vững các tiêu chí đã đạt được để phấn đấu xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Xây dựng và nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng tham gia giữ gìn an ninh nông thôn và trật tự an toàn xã hội”-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

(GLO)- Sau đại dịch Covid-19, cà phê mang đi hay còn gọi là cà phê take away đang dần trở thành xu hướng kinh doanh cà phê hiện đại. Ngay tại TP. Pleiku, mô hình cà phê mang đi ngày càng tiện lợi, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng, với mức giá bình dân.

Chư Păh gặp khó trong xử lý rác thải

Chư Păh gặp khó trong xử lý rác thải

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 2 bãi tập kết rác thải tại xã Hòa Phú và thị trấn Ia Ly. Tuy nhiên, đây là những bãi tập kết rác lộ thiên chưa được đầu tư các hạng mục theo quy trình nên gây ô nhiễm môi trường.

Đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà, đất: Không mới, khó khả thi

Đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà, đất: Không mới, khó khả thi

Mới đây, cả Bộ XD và Bộ Tài chính đều đề xuất chính sách điều chỉnh những trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này không mới và không làm người dân lo lắng, vì mãi cũng chỉ mới nằm ở đề xuất.

Sở Xây dựng Gia Lai đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, triển khai áp dụng định mức và xác định đơn giá xây dựng công trình theo Thông tư 09/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai áp dụng định mức và xác định đơn giá xây dựng công trình theo Thông tư 09

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa ban hành Công văn 1921/SXD-QLXD đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh triển khai việc áp dụng định mức và xác định đơn giá xây dựng công trình theo Thông tư 09/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng.