A Ngưi làm du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá vừa bảo tồn theo kiểu “lấy di sản nuôi di sản”. Du khách sẽ trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, tham gia tour trekking…”, anh Đinh A Ngưi (37 tuổi), dân tộc Ba Na, chia sẻ về việc làm du lịch cộng đồng ở bản làng mình.

Đinh A Ngưi (ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là người trẻ tiên phong làm homestay ở vùng rừng núi xa xôi và thành công với mô hình khởi nghiệp này. Sinh ra trên mảnh đất Kbang đầy nắng gió và nghèo khó, việc A Ngưi học đại học là chuyện hiếm ở buôn làng. “Lúc tôi vào TPHCM học ngành Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa thì ở buôn làng, khái niệm cho con học đại học chỉ mới nhen nhóm. Học xong tôi chỉ muốn về quê, để vừa làm vừa vận động bà con cho con học lên nữa. Về lại Tây Nguyên, làm công việc liên quan đến văn hóa, tôi cảm nhận và hiểu tiềm năng du lịch quê hương mình rất lớn, bởi huyện Kbang là nơi có không gian văn hóa cồng chiêng đậm chất nhất Tây Nguyên”, anh A Ngưi nói.

 

 A Ngưi biểu diễn đàn T’rưng phục vụ du khách
A Ngưi biểu diễn đàn T’rưng phục vụ du khách


Khi bắt tay vào làm du lịch, nhiều người bảo A Ngưi “không bình thường”. Anh kể: “Tôi hiểu rõ cảnh sắc quê hương mình rất đẹp, riêng thác nước có từ 50 đến 60 thác, chưa kể cộng đồng người Ba Na có nhiều lễ hội hấp dẫn mà nếu biết khai thác sẽ thu hút nhiều du khách. Tuổi thơ tôi cũng gắn liền văn hóa truyền thống người Ba Na, khi mọi thứ nhạt nhòa theo đời sống hiện đại, tôi thật lòng mong muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, truyền thống đẹp đẽ. Do đó, tôi đã kêu gọi, tập hợp các đội cồng chiêng, nghệ nhân hát sử thi, đội múa, đội nấu ăn, dệt thổ cẩm của làng phục vụ những đoàn du lịch đến quê hương. Tôi cũng vận động bà con nuôi heo, nuôi gà, ủ rượu cần… để cùng làm du lịch”.

Đến giờ, bà con nơi A Ngưi sinh sống đã rất tin tưởng, bởi mô hình này dần thành công. Sau khoảng 2 năm đầu tư, homestay A Ngưi đã là điểm đến thú vị của du khách khi đến Gia Lai. Trong khuôn viên 1ha, anh dựng nhà sàn lớn và các chòi gỗ. Du khách đến làng được trải nghiệm cùng bà con từ ăn, nghỉ, sinh hoạt, làm nghề truyền thống, thưởng thức cơm lam, gà nướng, rượu cần, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. Tận dụng homestay nằm sát rừng, anh tổ chức khám phá rừng già, hái rau rừng, ngắm thác, bắt cá… Khu du lịch của A Ngưi đủ điều kiện đón khách tham gia tour trekking trải nghiệm như Hang Dơi, thác 50, thác Kon Bông, thác Kon Lôk... Hơn 300 hộ dân xã Kông Lơng Khơng cũng tham gia cùng A Ngưi, họ chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, biểu diễn cồng chiêng...

Đang ảnh hưởng vì dịch Covid-19 nên homestay của A Ngưi gần đây vắng khách. Trước dịch, trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 đến 100 khách, có khi tăng đột biến. Tuy nhiên, anh không nản lòng mà vẫn đang xây dựng thêm một số nhà sàn để có thêm chỗ đón khách, chuẩn bị thêm nhiều dịch vụ độc đáo hơn nữa cho thời gian tới. “Làm homestay, du lịch cộng đồng là cách chúng tôi đưa văn hóa người Ba Na đến gần hơn với khách du lịch. Để xây dựng du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên thành công, phải dựa vào sức mạnh cộng đồng”, A Ngưi chia sẻ.

A Ngưi dường như chưa bao giờ sợ thất bại, bởi tình yêu đối với mảnh đất Kbang và niềm tin vào du lịch Tây Nguyên luôn ở đó!

Theo TIỂU TÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.