8X khởi nghiệp với mô hình nuôi vịt siêu trứng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với quyết tâm làm giàu trên đất quê hương, biết lựa chọn đúng hướng lập nghiệp, chàng trai trẻ Vi Ba Linh (SN 1987, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) đã thành công với mô hình nuôi vịt siêu trứng mang lại thu nhập cao.
Dám nghĩ, dám làm
Vừa kiểm đếm những khay trứng xếp thành từng chồng để chuẩn bị giao cho khách hàng, chàng thủ lĩnh Đoàn xã Yên Sơn Vi Ba Linh vừa chia sẻ với chúng tôi về mô hình nuôi vịt siêu trứng của gia đình. Anh cho biết, anh vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, cầm cuốc, cầm dao làm ruộng vườn không phải điều gì đó xa lạ. Tuy nhiên với suy nghĩ muốn tìm hướng đi mới, hiệu quả kinh tế hơn nên anh luôn tìm tòi, nghiên cứu để học hỏi phát triển các mô hình kinh tế.
Anh Linh cho biết, qua tivi, sách báo, anh thấy giới thiệu mô hình nuôi vịt siêu trứng cho thu nhập ổn định, thế là anh cũng mày mò tìm thông tin trên mạng. Sau đó, anh "khăn gói quả mướp" đi tham quan và học hỏi kỹ thuật, quy trình chăn nuôi vịt tại các mô hình ở địa phương khác.
Cuối năm 2018, nhận thấy trên địa bàn xã có khu vực đập tràn khá rộng, nước sạch rất thích hợp với mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh bàn với gia đình, quyết định đầu tư chuồng trại, mạnh dạn nuôi gần 1.000 con vịt siêu trứng.
Trung bình anh Linh thu nhặt từ 600 - 700 quả trứng/ngày, thu về khoảng 2 triệu đồng.
Trung bình anh Linh thu nhặt từ 600 - 700 quả trứng/ngày, thu về khoảng 2 triệu đồng.
Do tuân thủ nghiêm các yêu cầu kỹ thuật từ thức ăn, chuồng trại, tiêm vaccine... nên đàn vịt lớn nhanh, chỉ sau 2 tháng đã đẻ trứng. Hiện nay, đàn vịt phát triển tốt, khỏe mạnh, mỗi ngày cho thu khoảng 600 – 700 quả trứng.
"Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng gần 3.000 đồng/quả, mỗi ngày, tôi thu về gần 2 triệu đồng," anh Linh cho hay.
Tay vừa thoăn thoắt thu nhặt trứng, anh Linh vừa chia sẻ, trứng này sau khi thu nhặt về sẽ được xếp gọn vào khay, bảo quản nơi thoáng mát và ghi rõ từng ngày. Thị trường tiêu thụ trứng của tôi tương đối ổn định, ngoài xuất bán cho các trường học, nhà hàng, các mối thương lái gia đình anh còn bán cho khách hàng đến từ huyện lân cận. Sản phẩm trứng vịt của nhà anh quả to, đều, lòng đỏ, được khách hàng rất ưa thích.
Thành công bước đầu
Theo anh Linh, do chăn nuôi với số lượng lớn, lại là lần đầu tiên thử nghiệm nuôi vịt siêu trứng nên gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi bởi thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm, chưa biết cách xử lý khi đàn vịt phát bệnh, chậm lớn.... Tuy nhiên với quyết tâm thoát nghèo, anh dành nhiều thời gian tìm hiểu, đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm. Dù bận tới đâu, anh cũng không bỏ lỡ một buổi tập huấn chăn nuôi nào do chính quyền địa phương tổ chức.
Nói về những bí quyết chăn nuôi thành công của mình, anh Linh cho biết: “Nuôi vịt siêu trứng đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật, chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt là khâu chọn giống, nếu chọn được con giống tốt sẽ cho sản lượng trứng cao. Chính vì thế, tôi luôn mua đàn vịt giống ở những cơ sở tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của vịt, đồng thời cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên. Ngoài việc tiêm phòng vaccine định kỳ thì không được tiêm bất cứ một loại kháng sinh nào vì vịt sẽ ngừng đẻ.
Ngoài ra, để vịt đẻ đều, trứng to, vịt đẻ cần được cung cấp thêm ánh sáng, chiếu sáng nhân tạo bổ sung vào ban đêm để kích thích vịt đẻ trứng. Sau 2 năm nên tiến hành thay đàn vịt mới nhằm tăng năng suất và chất lượng trứng”.
Với những kinh nghiệm tích lũy được, đến nay, đàn vịt của gia đình anh ít khi mắc dịch bệnh, tỷ lệ vịt đẻ luôn đạt gần 90%. Ngoải ra, hiện anh Linh đã có thể chủ động đầu tư mở rộng thêm quy mô chăn nuôi.
Ngoài nuôi vịt siêu trứng, hiện anh Linh còn phát triển mô hình nuôi cá lăng, cá tầm bước đầu mang lại hiệu quả.
Ngoài nuôi vịt siêu trứng, hiện anh Linh còn phát triển mô hình nuôi cá lăng, cá tầm bước đầu mang lại hiệu quả.
Anh cho biết thêm, cuối năm 2019, nhận thấy tiềm năng của địa phương có đập tràn và nguồn nước sạch quanh năm, anh đã mạnh dạn đầu tư thêm 4 lồng sắt, quây lưới nuôi gần 1.000 con cá Lăng và 2 lồng cá tầm. Đến nay, cá phát triển rất tốt, sau 5 tháng nuôi, đến nay đã đạt 1kg/con, nếu thị trường ổn định sẽ cho nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Thời gian tới, nếu mô hình hiệu quả, anh dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình chăn nuôi cá lăng, bên cạnh đó cũng kêu gọi cũng như mạnh dạn phối hợp với các gia đình khác có nhu cầu để phát triển kinh tế về mô hình nuôi cá để cùng nhau làm và nhân rộng ra địa phương.
Ngoài nuôi vịt siêu trứng, nuôi cá lăng, cá tầm, gia đình anh còn đang chăm sóc khoảng 400 gốc na. Hằng năm, trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu khoảng 100 triệu đồng từ nuôi vịt, trồng na.
Không chỉ là tấm gương dám nghĩ, dám làm, anh Vi Ba Linh còn là tấm gương gương mẫu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp ở địa phương. Chàng thủ lĩnh Đoàn xã Yên Sơn luôn tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho các thanh niên mong muốn khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
PV (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.