Khởi nghiệp từ hoa sen trắng cổ Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thất bại từ những lần bán đặc sản của Huế, chị Phạm Thị Diệu Huyền không bỏ cuộc, tiếp tục nung nấu ý định với hoa sen trắng cổ đặc trưng của vùng đất Huế.
Diệu Huyền khởi nghiệp bằng sen trắng cổ Huế khoảng một năm nay. Ảnh: DIỆU HUYỀN
Diệu Huyền khởi nghiệp bằng sen trắng cổ Huế khoảng một năm nay. Ảnh: DIỆU HUYỀN
Khởi nghiệp lại từ sen
Cũng như nhiều bạn trẻ sinh ra và lớn lên trên đất Huế, năm 2003, chị Phạm Thị Diệu Huyền, 36 tuổi (P.Tân Thành, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) vào TP.HCM học tập và làm việc. Chị học ngành Công nghệ sinh học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Sau 7 năm mưu sinh nơi xứ người cùng với nhiều kinh nghiệm tích luỹ, chị quyết định trở về quê hương khởi nghiệp.
Ba năm trước, chị Huyền bắt đầu làm việc bằng nhiều nghề khác nhau, như bán các mặt hàng quà tặng cho khách du lịch, kinh doanh quán cà phê, bán các sản phẩm đặc trưng của xứ Huế... Tuy vậy, những lần kinh doanh này của chị đều chưa thành công.
Chị Diệu Huyền đích thân xuống hồ sen để tìm hiểu cách trồng loại sen trắng
Chị Diệu Huyền đích thân xuống hồ sen để tìm hiểu cách trồng loại sen trắng
Sau 2 năm, chị Diệu Huyền lại quay lại với đặc sản Huế một lần nữa. Lần này là tranh làng Sình, dòng tranh dân gian nổi tiếng bậc nhất xứ Huế. Chị áp dụng tranh làng Sình xứ Huế vào bao bì các loại sản phẩm đặc trưng. Từ màu sắc tranh làng Sình chị phát thảo thêm những bức tranh phong cảnh xứ Huế trên bao bì của mình.
“Tôi mang văn hóa của Huế vào bao bì cho khách du lịch cảm nhận được đất và con người xứ Huế. Năm ngoái tôi được giải A khởi nghiệp do Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế trao tặng. Sau đó tôi vẫn giữ thương hiệu Mộc Truly Huế để tiếp tục thử nghiệm nhiều sản phẩm đặc sản khác. Trong đó tôi bắt đầu với hoa sen”, chị Diệu Huyền chia sẻ
Đầu năm 2019, chị Huyền chọn hoa sen để khởi nghiệp lại. Ban đầu chị chỉ gia công sen cho người khác. Tuy vậy, theo lý giải của chị: “Cơ duyên khi tôi gặp được những người có chuyên môn, tôi xin được hỗ trợ tìm lại giống sen trắng. Thêm nữa khi đi ngang một hồ nước thấy toàn bèo, còn mình thiếu chỗ trồng sen, nên tôi đã mạnh dạn thỏa thuận với chủ hồ thuê người vớt bèo trồng sen trắng".
Áp dụng công thức của hoàng cung 
Được sự hỗ trợ, chị Huyền trồng thành công loại sen trắng đặc trưng của Huế. Chị Huyền nói thêm: “Hoa sen trắng dường như chỉ thích hợp với thổ dưỡng ở Huế. Sen trắng có năng suất thấp so với sen hồng, nhưng bù lại nó có sắc, hương và hàm lượng dinh dưỡng cao”.
Loại sen trắng cổ Huế được sấy khô
Loại sen trắng cổ Huế được sấy khô
Gặp khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp là điều tất yếu, và chị Huyền cũng không ngoại lệ. Những ngày đầu, chị phải lội bùn trồng sen, vớt bèo, dầm mưa dãi nắng, bị lỗ vốn..., dù khó khăn nhưng chị vẫn không nản lòng, vẫn tiếp tục theo đuổi việc trồng sen.
Để có được thành phẩm trà sen chị Huyền phải gặp nhiều chuyên gia, đọc nhiều sách về hoàng cung và thử nhiều công thức pha chế. Sen trồng và được ướp trực tiếp ngay tại hồ, từ đó mang vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ nhàng từ những búp hoa trà tươi và chất lượng. Trà được ướp một cách tỉ mỉ cùng với nhụy sen, giữ kín trong cánh hoa và lá. Trung bình một tiếng chị Huyền có thể ướp được 6 bông sen, mỗi ngày làm chỉ được 2 tiếng.
Chị Huyền còn áp dụng công nghệ sinh học vào chế biến sen
Chị Huyền còn áp dụng công nghệ sinh học vào chế biến sen
Hiện tại, các sản phẩm về sen của chị Huyền đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. “Tôi làm từ chất lượng sen Huế ở Huế. Người mua đúng tại vườn, hoa sen tại hồ”, chị Huyền nói.
Theo Phạm Hữu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.