Từ ý tưởng đến khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất phát từ tình yêu với văn hóa truyền thống, chị Y Lang (sinh năm 1983, người Rơ Ngao) đã khởi nghiệp với sản phẩm rượu nếp than.

Bằng sự kiên trì và sáng tạo, chị không chỉ đưa sản phẩm vươn xa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Một buổi chiều làng yên ả, tôi tìm đến nhà chị Y Lang (ở thôn Kon Tu Dốp 2, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô, Kon Tum) để tìm hiểu về sản phẩm rượu nếp than vắt mà chị đang kinh doanh.

Trong căn nhà nhỏ thoảng mùi thơm của nếp ủ, chị ân cần rót mời tôi ly rượu nếp than vắt. Khi nhấp ngụm rượu, tôi cảm nhận rõ hương vị đậm đà, ngọt ngào mà không quá gắt, xen lẫn chút thanh nhẹ khó quên, làm nên một hương vị vừa thân thuộc vừa độc đáo.

Nghe tôi tấm tắc khen ngon, chị Y Lang nở nụ cười hiền, ánh mắt sáng lên đầy tự hào. Chị bắt đầu kể về những ký ức thời thơ bé, khi hương vị của rượu ghè đã in sâu trong tâm trí.

“Từ 15 tuổi, tôi đã học cách làm rượu ghè từ ông bà, cha mẹ. Dần dần, tôi nuôi ý tưởng làm sao để biến thức uống truyền thống này thành một sản phẩm kinh tế mà vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa” - chị chia sẻ.

tu-y-tuong-den-khoi-nghiepdd.jpg
Chị Y Lang giới thiệu quy trình ủ nếp than. Ảnh: Y.Đ

Những ghè rượu đầu tiên, chị làm từ gạo và mì, nhưng hương vị không quá đặc biệt, trong vùng nhiều người làm được. Với mong muốn tạo ra dấu ấn riêng, chị đã tìm hiểu và bắt tay vào thử nghiệm nấu rượu ghè từ nếp than, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Sau nhiều lần thử nghiệm, chị làm thành công rượu ghè nếp than.

Kể lại cho tôi nghe về quá trình khởi nghiệp của mình, chị Y Lang vui vẻ: Vào năm 2018, tôi bắt đầu sản xuất rượu nếp than tại nhà, chủ yếu để gia đình sử dụng hoặc làm quà tặng. Nhờ sự ủng hộ của người thân và bạn bè, tôi quyết định mở rộng quy mô sản xuất vào năm 2020, đồng thời sáng tạo thêm sản phẩm rượu nếp than vắt.

Theo chị Y Lang, rượu nếp than vắt ở đây có cách làm khác hơn so với rượu ghè truyền thống. Thay vì ủ trong từng ghè riêng lẻ, chị lại ủ nếp lên men trong một thùng lớn chung. Khi rượu đã đạt độ ngon như ý, chị dùng máy vắt để tách rượu, rồi đong vào các chai riêng lẻ. Cách làm này tiện lợi hơn nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị thơm ngon, đậm đà của rượu nếp than.

Những ngày đầu, chị thực hiện thủ công tất cả các công đoạn, từ nấu nếp trên bếp củi, vắt rượu bằng tay đến đóng gói trong chai nhựa. Mặc dù quy trình còn thô sơ, hương vị đặc trưng của sản phẩm vẫn chinh phục được khách hàng.

Nhận thấy tiềm năng lớn, chị mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng. Nồi điện thay thế bếp củi, đảm bảo nhiệt độ ổn định khi nấu nếp; máy vắt rượu giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh; chai thủy tinh được sử dụng thay cho chai nhựa, vừa bảo quản tốt hơn vừa tăng tính thẩm mỹ. Những cải tiến này không chỉ giúp sản phẩm hoàn thiện hơn mà còn tạo sự khác biệt.

tu-y-tuong-den-khoi-nghiepdd2.jpg
Chị Y Lang với sản phẩm rượu nếp than vắt. Ảnh: Y.Đ

Nhờ sự chăm chút và không ngừng cải tiến, sản phẩm rượu nếp than vắt của chị Y Lang đã chinh phục thị trường. Hiện tại, cơ sở của chị cung cấp hai dòng sản phẩm chính: rượu ghè nếp than và rượu nếp than vắt, trong đó rượu nếp than vắt đã đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện. Dịp Tết Nguyên đán này, cơ sở của chị nhận được đơn đặt hàng không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước, với hơn 300 lít rượu vắt và 100 bình rượu ghè nếp than.

Với sự nỗ lực và kiên trì chị Y Lang đã biến khát vọng của mình thành hiện thực. Tháng 10/2024, khi Hội LHPN tỉnh tổ chức Cuộc thi “Phụ nữ Kon Tum khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa và chuyển đổi xanh”, chị mạnh dạn tham gia với ý tưởng "Trồng và chế biến rượu nếp than vắt" và đạt giải Ba.

Sau cuộc thi, nguồn vốn hỗ trợ từ dự án khởi nghiệp đã giúp chị mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra cơ hội mới cho cộng đồng. Chị vận động các chị em phụ nữ trong thôn Kon Tu Pêng (xã Pô Kô) cùng trồng nếp than với diện tích hơn 4,5ha, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu, vừa tạo thêm thu nhập. Đồng thời, chị còn tổ chức các lớp dạy nghề, truyền đạt kinh nghiệm làm rượu nếp than vắt cho các chị em.

Hành trình của chị Y Lang là minh chứng cho sức mạnh của đam mê, sự kiên trì và tinh thần sáng tạo. Câu chuyện của chị không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là động lực để những phụ nữ DTTS bước ra khỏi vùng an toàn, dũng cảm theo đuổi ước mơ và xây dựng tương lai tươi sáng hơn.

Theo Y ĐÔ (Báo Kon Tum)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.