Khởi nghiệp từ dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cái duyên khởi nghiệp của hai cô gái Hồ Thị Kim Oanh và Lê Thị Thanh Lịch (cùng 35 tuổi và cùng ngụ TT.Đăk Tô, H.Đăk Tô, Kon Tum) đến một cách rất tình cờ.
Oanh giới thiệu về sản phẩm trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh ẢNH: GIA HƯƠNG
Oanh giới thiệu về sản phẩm trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh ẢNH: GIA HƯƠNG

Từ một món quà tặng

Bên cốc trà sâm dây Ngọc Linh do chính tay hai cô gái sản xuất, Oanh chia sẻ: “Cách đây một năm, khi đang thưởng thức cốc trà nóng bằng một sản phẩm trà túi lọc do người bạn từ Lâm Đồng gửi tặng, trong đầu amình lóe lên suy nghĩ tại sao mình không sản xuất trà sâm, trong khi nguyên liệu tại địa phương sẵn có?”.
Thế rồi ý tưởng hình thành dây chuyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm “Trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh” bắt nguồn từ đây. Có được ý tưởng hay, nhưng để thực hiện thành công ý tưởng của mình là cả một quá trình không đơn giản. Tuy nhiên, cái thuận lợi của Oanh là được sự giúp đỡ từ cô bạn Lê Thị Thanh Lịch, là thạc sĩ nghiên cứu sinh học tại Viện Sinh học Tây nguyên. Từ đó, Oanh càng quyết tâm hiện thực hóa việc sản xuất trà túi lọc từ sâm dây Ngọc Linh.
Sâm dây Ngọc Linh là một loại cây của thiên nhiên mọc quanh khu vực núi Ngọc Linh. Đây là loại thảo dược quý giúp bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể, được người dân bản địa dùng để nấu nước uống hằng ngày. Từ trước đến nay, nhắc đến sâm dây Ngọc Linh, hầu hết chỉ biết cách sử dụng thông thường dưới dạng thô như: dùng củ để ngâm rượu, lá để làm rau trong các bữa ăn, hoặc nấu nước uống... Nhưng để ăn, để uống các sản phẩm từ sâm dây cũng mất khá nhiều thời gian mà lại không thể tận dụng hết nguồn lợi từ loại dược liệu quý này.
Cả hai cùng đến Đà Lạt để trực tiếp tham quan cơ sở sản xuất trà túi lọc. Tại đây, Oanh và Lịch đã gặp được người có kinh nghiệm 10 năm làm trà túi lọc chia sẻ cho rất nhiều kiến thức cơ bản về cách làm trà; những kinh nghiệm để trà thơm ngon mà vẫn giữ được các thành phần dinh dưỡng và hương vị của dược liệu quý.
Hai cô gái cho ra đời những mẻ trà túi lọc đầu tiên theo công nghệ Nhật Bản; đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời cũng bắt đầu giới thiệu cho bạn bè và khách hàng về trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh. Chỉ chưa đầy một tháng sau, sản phẩm nhận được sự đánh giá cao của người thân, bạn bè và chính quyền địa phương.
Oanh và Lịch tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Xuân 2020 ở TP.Đà Nẵng. Tại đây, sản phẩm trà túi lọc của đôi bạn này đã thu hút đông đảo khách hàng tham quan và mua sắm. Được khách hàng ghi nhận đã tiếp thêm thêm động lực để Oanh và Lịch mạnh dạn đầu tư xây dựng khu nhà lồng sơ chế và trang thiết bị cơ bản phục vụ cho việc sản xuất tại chỗ, giảm giá thành và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Tạo việc làm cho lao động địa phương
Hiện nay với các chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương, đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số dưới chân núi Ngọc Linh đã có bước tiến bộ; biết áp dụng phương pháp canh tác hiện đại để chuyên canh cây sâm dây phát triển kinh tế gia đình.
Trước tình hình trên, Oanh và Lịch đã liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và các hộ dân trồng sâm dây tại địa bàn xã Ngọc Linh (H.Đăk Glei, Kon Tum) nhằm vừa tạo được nguồn nguyên liệu bền vững cho sản phẩm trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh, vừa quản lý được chất lượng nguyên liệu và tạo được việc làm tại chỗ cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Oanh cho biết hiện tại họ đã liên kết với 20 hộ trồng sâm dây, mở rộng được 50 ha vùng nguyên liệu ở xã Ngọc Linh, tạo việc làm thường xuyên cho 25 - 30 lao động tại địa phương... Với các giải pháp này, đôi bạn đang đi đúng hướng trên con đường đã chọn, đưa sản phẩm trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh vươn xa trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Oanh và Lịch còn tiết lộ thêm rằng cả hai đã sản xuất hơn 1.000 hộp trà túi lọc sâm dây Ngọc Linh, giới thiệu sản phẩm tại các gian hàng bán lẻ ở TP.HCM, Đà Nẵng và Kon Tum. Cùng với việc sản xuất trà túi lọc, họ và các cộng sự cũng đã cho ra đời những sản phẩm từ nguyên liệu sâm dây như: mứt sâm dây, rượu sâm dây và sẽ cho ra mắt sản phẩm trà sâm dây hòa tan trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Oanh cũng đang dự định phát triển du lịch, nhằm kết nối du lịch cộng đồng gắn với đặc sản vùng miền, quảng bá cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương; với mong muốn góp phần xây dựng Đăk Tô nói riêng, Kon Tum nói chung trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước...
Theo Gia Hương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.