50 năm giải phóng miền Nam: Ngày 21/3/1975 mở màn Chiến dịch Thừa Thiên-Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

5 giờ sáng ngày 21/3/1975, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên-Huế.

untitled-7772.jpg
Ngày 28/3/1975, pháo binh của quân Giải phóng bắn phá mãnh liệt vào sân bay quân cảng Đà Nẵng. (Ảnh: TTXVN)

5 giờ sáng ngày 21/3/1975, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên-Huế, cắt đứt giao thông đường số 1 đoạn Huế-Đà Nẵng, chính thức mở màn Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên-Huế.

Trung đoàn 2, thuộc Sư đoàn 324, lần lượt chiếm các điểm cao 224, 303. Trong sáng 21/3, Trung đoàn 1 của Sư đoàn 324 chiếm được Núi Bông, địch đưa quân đến phản kích. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.

Cũng ngay sáng 21/3, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 lệnh cho các đơn vị pháo ngắm trực tiếp của Trung đoàn 84 đặt ở đình làng Lưỡi Cái dùng hỏa lực khống chế chặt đường số 1. Chiều và đêm 21/3, các tiểu đoàn 7, 8 và Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 cắt rừng đánh xuống đường số 1.

5 giờ 50 phút: Hướng nam Huế, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) tiến công tiêu diệt địch và làm chủ các điểm cao 294, 520, 560, diệt gọn tiểu đoàn 61 ngụy. Trung đoàn 101 tiến công chiếm các điểm cao 310, 312, 329.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở điểm cao 560, tới 15 giờ ta mới chiếm lĩnh được. Pháo binh ta dồn dập bắn vào các mục tiêu ấp 5, Động Toàn, Phú Bài, Mang Cá, kiềm chế địch ở La Sơn, Lương Điền và Mũi Né.

Cùng ngày 21/3, Quân giải phóng Trị Thiên tiến công quân địch ở Truồi, xe tăng ta xuất kích đuổi đánh xe tăng địch.

Sư đoàn 2 (Quân khu 5) dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu bắt đầu tiến công tuyến ngăn chặn của địch ở Suối Đá (Quảng Ngãi). Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, tới giữa trưa ngày 21/3 ta đã tiêu diệt hai tiểu đoàn, đánh quỵ Trung đoàn 5, tiêu diệt một tiểu đoàn và đánh thiệt hại các tiểu đoàn khác của Liên đoàn 12 biệt động quân ngụy. Tuyến ngăn chặn này bị phá vỡ, địch phải điều quân ra tổ chức tuyến ngăn chặn mới.

Đêm 21/3: Hướng Nam Huế, đặc công nước đánh sập cầu Thừa Lưu, làm gián đoạn giao thông địch trên đường từ Huế đi Đà Nẵng.

Trên chiến trường Trị Thiên và Nam Ngãi, bộ đội ta đồng loạt nổ súng, thực hiện chia cắt Huế với Đà Nẵng. Ở Quảng Ngãi, từ 21/3, lực lượng địa phương đã cắt đứt hoàn toàn đường số 1 đoạn từ bắc Châu Ô đến Dốc Sỏi. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, do đồng chí Lê Tấu làm Bí thư, đã phát động nhân dân toàn tỉnh nổi dậy bắt ác ôn, giải phóng các vùng bị địch kiểm soát. Quân địch ở đây bắt đầu hỗn loạn.

Một mũi bộ binh của quân Giải phóng Quảng Nam đánh chiếm Tiểu khu Quảng Tín. (Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN)
Một mũi bộ binh của quân Giải phóng Quảng Nam đánh chiếm Tiểu khu Quảng Tín. (Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN)

Hướng Tây Nguyên, cùng ngày, Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh giao cho Bộ Tư lệnh Tây Nguyên phát triển chiến đấu dọc ba trục đường 19, 7 và 21 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân giải phóng ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Trung đoàn 64 cơ động vây diệt địch ở Phú Túc; hai tiểu đoàn 96 và 13 bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên chiếm cầu Sơn Hòa ở phía đông Củng Sơn. 17 giờ ta hoàn toàn làm chủ quận lỵ Phú Túc.

Ở Bình Định, ngày 21/3, Trung đoàn 93 và lực lượng vũ trang huyện Tuy Phước tiến công quân ngụy ở Phước Hiệp và chợ Huyện. Tiều đoàn đặc công của tỉnh cũng đã tiêu diệt vị trí Trường Úc.

Ở Phú Yên, ngày 21/3, lực lượng vũ trang huyện chiến đấu ác liệt với quân địch tại Sơn Hòa, Hòn Kén.

Ở Khu 9, ngày 21/3, Quân khu nhận được lệnh của Bộ Tư lệnh miền đưa Sư đoàn 4 lên tiến công khu vực Ô Môn Cờ Đỏ.

Trên tuyến đường Trường Sơn, ngày 21/3, Trung đoàn 99 thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn tổ chức rà phá bom mìn để bắc cầu qua sông Thạch Hãn, bảo đảm cho bộ binh cơ giới tiến công giải phóng Thừa Thiên-Huế từ hướng bắc.

Trên hướng tiến công phía nam Huế, công binh 559 cũng kịp thời khắc phục Cầu Truồi, Thừa Lưu, bến Tuần bị địch cắt khi tháo chạy.

[Nguồn: TTXVN; Báo Nhân Dân, Sách: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Những chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong Đại thắng mùa Xuân 1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010; Sự kiện và những con số lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019; Thượng tướng Trần Văn Trà: Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024; Đại tướng Văn Tiến Dũng: Đại thắng mùa Xuân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024].

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

Đi lên từ những ngày gian khó khi quê hương vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, thầy cô ngôi trường ở Quảng Trị được giao trọng trách hồi sinh sự nghiệp giáo dục trên quê hương, mà ở đó mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.