47 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 30-4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021.

Qua vòng loại và vòng chung kết diễn ra từ ngày 20 đến 27-4-2021, Ban giám khảo cuộc thi đã xác định được 47 mẫu đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản (từ 80 điểm trở lên), chiếm 64% tổng số mẫu dự thi. Trong đó có 24 mẫu cà phê vối (Robusta) và 23 mẫu cà phê chè (Arabica).

 

 Kết quả các mẫu cà phê đặc sản niêm phong được mở ra trước sự chứng kiến của khách mời.
Kết quả các mẫu cà phê đặc sản niêm phong được mở ra trước sự chứng kiến của khách mời.


Trong 20/47 mẫu cà phê đặc sản lọt vào vòng chung kết, có 3 mẫu Arabica và 3 mẫu Robusta đạt điểm cao nhất, được Ban tổ chức lựa chọn để trao giải các đơn vị tham gia. Cụ thể: đối với cà phê Arabica, giải Nhất thuộc Công ty TNHH Pun Coffee (tỉnh Quảng Trị); giải Nhì thuộc về nhóm cà phê đặc sản Quảng Trị; Công ty CP Sâm Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) đạt giải Ba. Đối với cà phê Robusta, Công ty TNHH PM Coffee (TP. Buôn Ma Thuột) đạt giải Nhất; Công ty TNHH Mori Coffee (tỉnh Gia Lai) đạt giải Nhì và giải Ba thuộc về Công ty TNHH Phúc Minh (TP. Buôn Ma Thuột). Lễ trao giải sẽ được Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức trong thời gian sớm nhất để vinh danh các đơn vị tham gia dự thi.

Cuộc thi Cà phê đặc sản năm 2021 đã thu hút sự tham gia của 41 đơn vị đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Quảng Trị, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Lắk đăng ký tham gia, với 74 mẫu dự thi (tăng 34% so với năm 2020). Trong đó, có 45 mẫu Robusta và 29 mẫu Arabica. Đắk Lắk là tỉnh có số lượng tham gia nhiều nhất với 24 mẫu của 16 đơn vị.

http://baodaklak.vn/channel/3481/202105/47-mau-ca-phe-dat-tieu-chuan-ca-phe-dac-san-viet-nam-nam-2021-5733811/

Theo Minh Thuận (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.