4 sai lầm của cha mẹ khi dạy con, phải bỏ ngay!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quá trình nuôi dạy con cái sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề, đôi khi gây phiền toái. Các bậc cha mẹ phải đối diện gần như mỗi ngày. Nhận diện những điều này là bước đầu tiên giúp việc nuôi dạy con được dễ dàng hơn.
 

 Sự tức giận, bực bội của cha mẹ với con cái có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng, khiến chúng có xu hướng ngỗ ngược và chống đối hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Sự tức giận, bực bội của cha mẹ với con cái có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng, khiến chúng có xu hướng ngỗ ngược và chống đối hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock



Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ cần tránh những sai lầm sau khi dạy dỗ con, theo Reader's Digest.

1. Không kiểm soát được cơn giận

Sự tức giận, bực bội của cha mẹ với con cái có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng, khiến chúng có xu hướng ngỗ ngược và chống đối hơn. Khi cha mẹ học được cách kiểm soát cơn giận, họ sẽ nhận thấy hành vi của con cải thiện đáng kinh ngạc, Reader’s Digest dẫn lời chuyên gia tâm lý người Mỹ Jeffrey Bernstein.

Ví dụ, cha mẹ sẽ dễ bực bội vì con không thể tự mang giày vào buổi sáng khi đi học và khiến trễ giờ. Thay vì la mắng con và làm trẻ chống đối thì họ nên chuẩn bị sớm hơn khoảng 5 đến 10 phút, tiến sĩ Bernstein nói.

2. La mắng khi con chơi với bạn xấu

Một đứa trẻ có thể dẫn về nhà một hoặc hai người bạn mà cha mẹ sẽ không cho chơi chung. Hành động la mắng con hay chê bai bạn của chúng có thể tác động tiêu cực đến bọn trẻ.

Bọn trẻ có thể hiểu những lời chê bai, chỉ trích của cha mẹ vào bạn bè chúng cũng đồng nghĩa là đang nhắm vào chúng. Thay vào đó, hãy tìm điều gì ở những đứa trẻ đó mà khiến con bạn chơi chung, tiến sĩ Bernstein giải thích, theo Reader's Digest.


3. So sánh con mình với người khác

Một trong những hành vi sai lầm nhất của cha mẹ là so sánh cái chưa ngoan của con mình với cái tốt của những đứa trẻ khác, kể cả anh chị em trong gia đình. Mục đích là để con mình sẽ ngoan hơn.

Tuy nhiên, cách này không những khiến chúng không tốt hơn mà còn làm tổn hại lòng tự trọng của con, theo Reader's Digest.

4. Chăm sóc con quá kỹ

Cha mẹ yêu thương con cái là điều hết sức bình thường. Nhưng yêu thương đến mức chăm sóc quá kỹ, không cho không gian để con tự lập sẽ kiềm chế sự phát triển của trẻ.

Trẻ em sẽ bắt đầu có khả năng tự chăm sóc bản thân khi đến một độ tuổi nhất định. Việc chăm sóc con quá kỹ, thay con làm mọi thứ là cách nuôi dạy con độc hại, khiến trẻ khó học hỏi thêm các kỹ năng mới, tiến sĩ Greenberg giải thích.

Cha mẹ cần giao việc cho con tùy thuộc vào từng lứa tuổi, từ dắt chó đi dạo đến giặt giũ, lau dọn nhà. Ngoài ra, thứ tự chào đời, là anh chị lớn hoặc em út trong gia đình cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách của từng trẻ. Do đó, cha mẹ cần dạy dỗ với những cách tiếp cận khác nhau, theo Reader's Digest.

Theo Ngọc Quý (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.