12 điều người Châu Á thường làm để gặp may mắn đầu năm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Người Châu Á, trong dịp Tết Nguyên đán, thường tuân theo một số "quy tắc" để mong năm mới mọi sự tốt lành, an yên. Trên thực tế, một số quy tắc không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại. 
 Một số quan niệm mà người Châu Á thường tuân theo trong dịp Tết Nguyên đán để may mắn cả năm. Ảnh: AO.
Một số quan niệm mà người Châu Á thường tuân theo trong dịp Tết Nguyên đán để may mắn cả năm. Ảnh: AO.
1. Tránh đồ màu đen và trắng
Tết Nguyên đán là dịp cho màu sắc và tất cả mọi thứ tươi sáng, đặc biệt là màu đỏ. Trong khi đó, đồ màu đen và trắng theo truyền thống có liên quan đến tang tóc, vì vậy người Châu Á thường tránh mặc những món đồ này, đặc biệt là vào ngày đầu tiên của năm mới.
2. Không quét nhà cho tới mùng 5 Tết
Người Châu Á thường hoàn thành tất cả việc dọn dẹp trước Tết Nguyên đán. Quét nhà, vứt rác vào ngày đầu năm mới bị xem là quét sạch vận may của gia chủ. Theo Asia One, điểm tích cực của tục này là ít phải làm việc nhà trong dịp nghỉ Tết.
3. Không gội đầu, cắt tóc
Đầu có liên quan tới sự khởi đầu trong tiếng Trung Quốc. Vì thế, bạn không nên gội đầu, cắt tóc trong 2 ngày đầu tiên của năm mới nếu bạn muốn có một khởi đầu tốt.
4. Mở tất cả các cánh cửa trong ngày mùng 1 Tết
Tất cả những gì may mắn và thịnh vượng đều cần phải tìm đường vào nhà, vì vậy hãy mở tất cả các cánh cửa. Điều này cũng tượng trưng cho việc loại bỏ những cái cũ và mở đường cho cái mới.
5. Không đi thăm thú trong ngày mùng 3 Tết
Ngày mùng 3 Tết được xem là ngày xấu. Mọi người thường không ra ngoài thăm thú vào ngày này vì mùng 3 Tết được xem là ngày "Chi Kou Ri" (ngày của miệng đỏ) hay "Chi Gou Ri" (ngày của Chó Đỏ). Theo văn hóa Trung Quốc, "miệng đỏ" là dễ xảy ra cãi vã và đánh lộn.
6. Không giặt quần áo
Việc giặt quần áo vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết bị xem là không hợp lý vì những ngày đó là ngày sinh của Thần Nước (Shuishen). Do đó, người dân Châu Á không muốn làm kinh động tới vị thần này.
7. Không khóc lóc
Cố gắng đừng khóc hoặc khiến những đứa trẻ khóc vào ngày đầu tiên của năm mới. Khóc được xem là mang lại xui xẻo.
8. Làm đồ ăn mang điềm lành mời khách
Một số loại đồ ăn và hoa quả mang ý nghĩa tượng trưng cho phước lành. Ví dụ: Táo - bình an, thông thái;  quả mơ khô - vàng, giàu có; mì trường thọ - sống lâu; bánh bao - giàu có; trứng - sự sinh sôi; món cá có cả đầu và đuôi - một năm may mắn và thịnh vượng từ đầu năm tới cuối năm; nho - giàu có, sung túc và sinh sôi; cam - giàu có, may mắn, vàng; đào - cuộc sống khỏe mạnh dài lâu; dứa, bánh dứa - sự giàu có, may mắn; thịt lợn - sức mạnh, sự giàu có, phước lành; gạo nếp - sự gắn kết của gia đình...
Lưu ý không nên mời đậu phụ trong dịp tết vì đậu phụ vì nó có màu trắng và không may mắn cho năm mới. 
9. Đặt 9 quả cam trong bếp
9 quả cam được đặt trong nhà bếp hoặc trong phòng khách sẽ mang lại sự may mắn, thịnh vượng. 9 quả cam cũng được cho là giúp ma quỷ sợ hãi, tránh xa nhà ở của gia chủ.
10. Không được lì xì số lẻ
Khi đặt tiền trong bao lì xì, lưu ý hãy dùng số chẵn. Tốt hơn là lì xì bắt đầu hoặc kết thúc bằng số 8 để tăng thêm vận may.
11. Không nấu cháo
Tránh ăn cháo vào các buổi sáng của ngày Tết Nguyên đán. Bởi vì cháo được xem là món ăn của người nghèo. Và chắc chắn không ai muốn bắt đầu một năm với liên tưởng tới nghèo khó.
12. Trang trí bằng nút thắt may mắn
Trang trí nhà cửa bằng những nút thắt may mắn còn được gọi là nút thắt vô tận tượng trưng cho cuộc sống dài lâu, cuộc đời hạnh phúc với nhiều may mắn.
Theo THANH HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.