100% địa phương phải tổ chức thi thử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), mong muốn các địa phương tổ chức thi thử để thuần thục với những thay đổi trong kỳ thi năm nay.

Theo ông Hà, thời gian qua có địa phương đã thi thử như thi thật và kết quả cơ bản là trơn tru, tuy nhiên cũng có địa phương thi thử nhưng mô hình lại khác so với quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ, có nơi thi nhiều hơn 3 buổi…

Về đề thi, ông Hà nhấn mạnh nội dung tập trung chủ yếu ở lớp 12. Đề thi phải bám theo các yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018, không ra những nội dung bên ngoài chương trình. Đề thi được phân bố theo hướng: 40% ở cấp độ biết, 30% hiểu, 30% vận dụng. Như vậy, 70% nghiêng về chuẩn bị cho tốt nghiệp THPT. Phần vận dụng không quen thuộc, không phải những bối cảnh có sẵn trong sách giáo khoa…

Tại hội nghị với giám đốc sở GD-ĐT của 63 tỉnh thành mới đây, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT sẽ bám sát chuẩn đầu ra của chương trình GDPT 2018, phù hợp với năng lực của học sinh (HS) và mục tiêu của kỳ thi, giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, vừa sức với HS. HS không phải học thêm tràn lan, giáo viên (GV) không dạy thêm tràn lan.

Bộ GD-ĐT mong muốn các địa phương tổ chức kỳ thi thử để thuần thục với những thay đổi trong kỳ thi năm nay
Bộ GD-ĐT mong muốn các địa phương tổ chức kỳ thi thử để thuần thục với những thay đổi trong kỳ thi năm nay

"Nếu thầy cô hằng ngày, hằng kỳ, cả năm học dạy học tốt rồi thì kỳ thi sẽ không còn áp lực", ông Thưởng nói và đề nghị Sở GD-ĐT 63 tỉnh thành tổ chức thi thử đối với 100% HS vì năm nay lần đầu tiên thi chương trình GDPT 2018. Tinh thần tổ chức thi thử nhưng vận hành thật, đánh giá thật, làm bài thật và sử dụng kết quả thi thử để phân loại HS, trên cơ sở tiếp tục bổ sung kiến thức. Việc thi thử cũng giúp GV làm quen với phương thức tổ chức thi mới của năm nay.

Trong văn bản gửi các sở GD-ĐT hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh tầm quan trọng của năm đầu tiên thực hiện kỳ thi đổi mới. Bộ đề nghị tăng cường cá thể hóa trong hoạt động dạy học, ôn tập cho HS, hướng dẫn HS phương pháp học, tự học, tra cứu kiến thức. Rà soát, phân loại trình độ HS (mức độ đạt được) để có phương án xếp lớp, xếp GV phụ trách theo đối tượng để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường tổ chức cho HS có nhu cầu ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, không tổ chức ôn tập tràn lan, không đúng đối tượng, không hiệu quả, gây lãng phí. Tổ chức cho HS tự học buổi 2 để tăng cường năng lực tự học trên cơ sở hướng dẫn của GV. Triển khai cho HS lớp 12 làm quen với dạng thức thi của Bộ GD-ĐT đã công bố và cách thức tổ chức thi.

Theo Tuyết Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

(GLO)- Chiều 10-4, Ban tuyển sinh Quân sự TP. Pleiku phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự vào các học viện, nhà trường trong quân đội năm 2025. Tham gia buổi tuyên truyền có hơn 500 học sinh khối 12 của Trường THPT Lê Lợi.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

(GLO)- Từ kết quả đạt được của hơn 5 năm phối hợp trong công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Trường Cao đẳng Gia Lai tiếp tục ký kết chương trình phối hợp công tác này giai đoạn 2025-2030.