10 nguyên tắc mẹ Do Thái dạy con thành thiên tài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ chấp nhận sự thiếu tự tin ở trẻ là một điều bình thường.

1. Khen thưởng


 

 



 Trong khi phần lớn cha mẹ tin rằng trẻ sẽ thành công nếu chúng tin rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì thì bố mẹ Do Thái thấy việc trẻ chắc chắn tự làm được mọi việc là quan trọng hơn. Ở các quán cafe ở Israel, người ta thấy nhan nhản những em nhỏ ngồi ăn món bít tết của riêng mình. Điều này là bởi trẻ ở đây được phép làm bất cứ điều gì ngay khi chúng có thể chất đủ khả năng.

2. Tất cả mọi thứ đều khó khăn trước khi chúng trở nên dễ dàng


 

 


 Để trở nên độc lập, nỗ lực của đứa trẻ phải được thừa nhận và trân trọng. Nếu một đứa trẻ bắt đầu sở thích mới, ở mọi lứa tuổi, bố mẹ nên ủng hộ và khuyến khích chúng. Nếu có điều gì đó không tốt, những người họ hàng lớn tuổi sẽ nói: "Kol haschalot kashot", có nghĩa là "Mọi sự bắt đầu đều rất khó".

3. Tin tưởng là phần thưởng tốt nhất


 

 



 Không phải là những chiếc kẹo, trong các gia đình Do Thái, trẻ được thưởng bằng niềm tin từ bố mẹ, người thân. Nếu trẻ được tin tưởng hoàn toàn có thể tự mình thực hiện tốt một nhiệm vụ thì chúng có thể đạt kết quả cao.

4. Vẻ bề ngoài không phải là tất cả


 

 

Những đứa trẻ Do Thái thường được thoải mái chơi với bùn đất, chân tay bám bụi hay mặc một chiếc áo thiếu nút... Các bố mẹ ở đây cho rằng việc luôn giữ quần áo sạch sẽ chẳng có ích gì cho sự phát triển thể chất và tính cách của trẻ. Bản thân trẻ cũng không quan tâm đến việc trông chúng như thế nào.

5. Chấp nhận sự thiếu tự tin


 

 

Cha mẹ Do Thái không quá bận tâm với việc trẻ làm cho mọi thứ trở nên hỗn loạn: bày bừa đồ chơi, làm đổ chai lọ... Đó là lý do tại sao thay vì cằn nhằn con của mình về căn phòng lộn xộn, họ cho phép chúng sống theo cách chúng muốn, tuy nhiên không quên giải thích rằng sự gọn gàng, sạch sẽ giúp ích như thế nào theo thời gian.

6. Tất cả năng lượng hết dần


 

 



 Trẻ em Do Thái dùng cả ngày để chạy nhảy xung quanh và chẳng ai nói với chúng những câu như: "Đừng leo lên đó", "Đừng chạm tay vào đó" hoặc "Bình tĩnh lại!". Bởi cha mẹ của chúng hiểu rằng làm như vậy, chúng sẽ tự tin và kiên trì hơn khi trưởng thành.

7. Gia đình là số 1


 

 

Trẻ em Do Thái được phép tự do trong nhiều thứ. Ngay cả việc vẽ lên tường cũng được xem là dấu hiệu cho thấy đứa trẻ có tiềm năng hội họa. Tuy nhiên, có một điều mà trẻ Do Thái không được vượt qua, đó là không tôn trọng gia đình mình. Việc xúc phạm tới bố mẹ sẽ khiến trẻ phải chịu hình phạt vô cùng nghiêm khắc.

8. Cha là người lãnh đạo và mẹ cũng vậy


 

 

Tôn trọng cha mẹ là điều mà mỗi người được dạy từ khi còn tấm bé. Mỗi đứa trẻ biết rằng trong gia đình bố mẹ chúng đều là người lãnh đạo. Chúng không bao giờ ỷ vào cha mẹ của mình để đạt được một điều gì đó mà luôn cố gắng tự mình làm nên.

9. Sự tự chủ của trẻ

 

 

 

Trong các gia đình Do Thái, bố mẹ không trừng phạt một đứa trẻ bằng cách lấy đi điều gì đó. Tuy nhiên, họ đưa ra một số nguyên tắc, tạo ra một lợi ích nhất định cho hành động cụ thể. Do đó, trẻ không bị ám ảnh bởi sự hạn chế và các hình phạt nhưng chúng sẽ học cách sửa chữa hành vi vì lợi ích của chính mình.

10. Bất kỳ thứ gì cũng được chú ý


 

 

Cha mẹ Do Thái cho rằng bất kỳ thành tựu nào của trẻ cũng nên được khen thưởng. Ngay cả khi mẹ nhìn thấy những dòng chữ nhằng nhịt được con viết trên chiếc khăn ăn, cô ấy cũng tự hào giới thiệu với cả nhà như một bức tranh.

Theo ngoisao.net

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.