Người nặng lòng với dân ca Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với bà Kpuih H’Rat (làng Tel, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) thì hát dân ca là một hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ của làng, nhất là khi có lễ hội. Vì vậy, những năm qua, bà luôn quan tâm tới việc bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống.
Bà Kpuih H’Rat cho biết: Ngay từ khi 13-14 tuổi, mỗi lần nhìn thấy người già trong làng đánh cồng chiêng rồi hát dân ca, bà đã yêu thích những làn điệu trữ tình này. Không những vậy, bà cũng như bạn bè cùng trang lứa còn được người lớn tuổi chỉ dạy cho cách hát, cách lấy hơi, cách phát âm và điệu múa xoang. Qua thời gian chăm chỉ luyện tập, bà đã tự mình hát được nhiều bài dân ca cổ.
“Học hát dân ca thật ra cũng không quá khó. Người mới tập cần hiểu được nội dung bài hát thì bắt nhịp mới hay. Khi hát, âm điệu trầm bổng rõ ràng thì bài hát trở nên lôi cuốn. Để hát thành thạo dân ca, trước tiên, người học cần nhớ lời, nhớ âm điệu; đồng thời, cũng phải nhập tâm, thả hồn vào bài hát mới có thể tạo nên những bản nhạc làm người nghe nhớ mãi không quên. Tôi hát thành thạo nhiều bài dân ca cổ của đồng bào Jrai như: ca ngợi quê hương đất nước, mừng lúa mới, tình yêu đôi lứa… Bên cạnh việc hát những bài hát do ông bà xưa để lại, tôi còn sáng tác lời ca khi hát đối đáp với nhau”-bà H’Rat chia sẻ.
Cũng theo bà H’Rat, trong quá trình hát dân ca nếu có sự kết hợp của các nhạc cụ như: cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn goong thì bài hát sẽ hay hơn. Nếu kết hợp hát dân ca với múa xoang sẽ giúp cho người biểu diễn thêm tự tin và giúp người nghe yêu thích.
Bà Kpuih H’Rat (bìa trái) đang hát một bài dân ca. Ảnh: Anh Quân
Bà Kpuih H’Rat (bìa trái) đang hát một bài dân ca. Ảnh: Anh Quân
Làng Tel hiện có 136 hộ với trên 600 khẩu. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai luôn được chú trọng. Hiện nay, làng có trên 60 người biết hát dân ca, độ tuổi từ 30 trở lên. Mọi người thường chỉ cho nhau hát bằng hình thức truyền miệng, không có tài liệu sách vở để nghiên cứu.
Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Siu Lêng-Bí thư Chi bộ-cho biết: Để giúp dân làng có cơ hội giao lưu và cùng nhau ôn lại các bài dân ca, chúng tôi thường tổ chức thi tiếng hát dân ca. Bà Kpuih H’Rat là người còn lưu giữ nhiều làn điệu dân ca của dân tộc. Bà không chỉ hát hay mà còn sáng tác nhiều làn điệu dân ca mới rất cuốn hút người thưởng thức.
ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...