Phương pháp ngừa bệnh cho hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 1.400 hộ dân trồng tiêu ở 29 xã của 3 huyện trọng điểm trồng hồ tiêu là Chư Pưh, Chư Sê và Chư Prông vui mừng như “nắng hạn gặp mưa” khi được Viện Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ Thực vật Gia Lai tập huấn "Hướng dẫn biện pháp cấp bách phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu".

Các chuyên gia đến tận các vườn tiêu “bắt mạch” nguyên nhân gây bệnh. Ảnh: M.N
Các chuyên gia đến tận các vườn tiêu “bắt mạch” nguyên nhân gây bệnh. Ảnh: M.N

Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu đang có những diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến hầu hết những vườn tiêu ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Nhiều biện pháp đã được áp dụng, nhiều loại thuốc cũng được sử dụng nhằm hạn chế tối đa sự lây lan cũng như thiệt hại đối với vườn cây. Tuy nhiên, mùa mưa 2016 và đầu mùa khô 2016-2017, căn bệnh này vẫn chưa chịu khuất phục trước những nỗ lực của các chuyên gia cũng như người dân trồng tiêu nơi đây.
    
Tuy trồng tiêu từ rất lâu trên vùng đất này, nhưng không ít các lão nông vẫn còn rất mơ hồ về bệnh chết nhanh, chết chậm trên chính vườn tiêu của mình. Nhờ tham gia lớp tập huấn, họ đã biết được nguyên nhân gây bệnh cho vườn tiêu của mình lâu nay là do sự tấn công của tuyến trùng (chủ yếu là tuyến trùng nốt sưng), rệp sáp và một số loại nấm khác có trong đất gây nên. Cách nhận diện là khi vườn tiêu có các triệu chứng phát bệnh như: cây không còn rễ tơ hoặc còn rất ít, trên rễ hình thành nhiều nốt sưng; lá vàng, rụng đốt và còi cọc; cây tiêu bị nấm gây hại nặng trong mùa mưa, rễ có thể bị thối đen, chết nhanh chóng trong vòng 7-10 ngày...

Anh Rlan Djik-làng Bân, xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) có 50 gốc tiêu trồng từ nhiều năm nay. Trước đây khi thấy những cây tiêu bị vàng lá, vườn tiêu nhà cứ xấu dần rồi chết mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh nên “hễ ai bày bón phân gì mình bón loại phân đó, bảo phun thuốc gì thì phun, cứu được cây nào hay cây nấy”-anh Djik nói. Tương tự, anh Trịnh Văn Long-thôn 19, xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) có 400 trụ tiêu đang cho thu hoạch. Anh cho biết, mấy năm nay vườn tiêu nhà anh hay bị vàng lá, dù đã tốn rất nhiều tiền mua phân, mua thuốc nhưng vẫn không khắc phục được bệnh. Vì vậy, với anh Djik và anh Long thì lớp tập huấn này giống như một “liều thuốc” tốt. “Tôi sẽ đưa “liều thuốc” này vào áp dụng cho vườn tiêu đang bị bệnh của gia đình”-anh Long vui vẻ nói.

Thạc sĩ Lê Thu Hiền-Nghiên cứu viên chính bộ môn Bệnh cây-Viện Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT)-người trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn nói trên, cho biết: Ngoài nội dung cụ thể, dễ hiểu, chúng tôi còn đến tận các vườn tiêu để hướng dẫn, giúp người dân “bắt mạch” những triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu.

 

Cụ thể, đối với vườn tiêu đang phát triển xanh tốt, chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh hoặc bệnh nhẹ, cần duy trì các biện pháp canh tác bền vững như vệ sinh vườn, tiêu hủy cây bệnh; tạo rãnh thoát nước tốt trong vườn; chú trọng sử dụng phân chuồng hữu cơ; phủ gốc vào mùa khô bằng rơm rạ và các vật liệu hữu cơ hoặc trồng cây phủ đất. “Đối với vườn tiêu đã bị nhiễm bệnh nhưng còn khả năng phục hồi, chúng tôi hướng dẫn người dân nắm kỹ các bước khắc phục ngay tại lớp tập huấn để có thể áp dụng ngay vào vườn nhà mình. Với những vườn bị hại nặng, không còn khả năng phục hồi, chúng tôi cũng khuyên người dân mạnh dạn nhổ bỏ, xử lý đất bằng các thuốc trừ tuyến trùng trước khi trồng lại...”-Thạc sĩ Hiền chia sẻ.

 Theo phân tích của Thạc sĩ Lê Thu Hiền: Phần đông nông dân hiểu biết rất mơ hồ về một số tác nhân gây bệnh trên cây hồ tiêu. Không ít người dân chưa hiểu về các sản phẩm chế phẩm sinh học cũng như cách sử dụng các sản phẩm này, dễ bị lừa dẫn đến mất tiền, hiệu quả thu được không cao, thậm chí còn làm hỏng vườn cây do sử dụng thiếu khoa học. Vì vậy, Thạc sĩ Hiền cho rằng hiệu quả thu lại sau lớp tập huấn là rất cao và đề xuất nên thường xuyên tổ chức những hoạt động như trên để người nông dân luôn chủ động trong việc chăm sóc vườn cây.   

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.