Giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, các loại dịch hại có thể gây hại đến cây tiêu như: tuyến trùng, chết chậm, chết nhanh, bệnh thán thư... làm cây tiêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà vườn. Trước tình trạng trên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hồ tiêu Gia Lai (trực thuộc Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên-WASI) phối hợp với công ty Syngenta và VFC đã đưa giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu vào các nhà vườn. Sau 3 năm thực hiện, các vườn tiêu đã cho kết quả khả quan.

Giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu là cách chọn đúng giải pháp trên cây hồ tiêu, đảm bảo năng suất, chất lượng và canh tác bền vững thông qua các mô hình áp dụng công nghệ Tervigo quản lý tuyến trùng, công nghệ Lok và Flo quản lý hiệu quả bệnh thán thư, giúp cây xanh lá, công nghệ Ridomil Gold hoặc giải pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp cho toàn  bộ bệnh hại chính. Giải pháp được áp dụng gần 50 hộ nông dân của 3 tỉnh: Gia Lai, Đak Lak và Đak Nông.

 

Vườn tiêu nhà ông Cảnh (huyện Đak Đoa) xanh tươi cho năng suất cao. Ảnh: N.T
Vườn tiêu nhà ông Cảnh (huyện Đak Đoa) xanh tươi cho năng suất cao. Ảnh: N.T

Vườn tiêu nhà ông Lê Văn Cảnh (thôn Tam Điệp, huyện Đak Đoa) có 1.000 trụ tiêu. Trước đây, vườn tiêu nhà ông thường xuyên bị dịch bệnh, cho năng suất thấp. Năm 2013, vườn nhà ông Cảnh được áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu. Đến nay, vườn tiêu nhà ông đã cho thu hoạch 3,7 kg/trụ tiêu, tăng gần gấp đôi sản lượng so với khi chưa áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu.

Ông Cảnh phấn khởi: “Tôi thường xuyên theo dõi chặt chẽ và thường xuyên vườn tiêu nhà mình nhằm phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời và hiệu quả mới đảm bảo trồng tiêu bền vững. Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại trên vườn tiêu bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học là hướng phát triển cây trồng bền vững, giảm thiệt hại bệnh như giải pháp của Syngenta và VFC, bệnh chết chậm do tuyến trùng và thán thư được quản lý tốt, từ đó, tăng chất lượng vườn cây, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và hạn chế rủi ro chết vườn hàng loạt. Nhờ chăm sóc vườn tiêu đúng cách, nắm vững những kiến thức về kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây tiêu”.

Tại các tỉnh Đak Lak và Đak Nông, giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu cũng cho hiệu quả cao. Ông Nguyễn Xuân Văn (huyện Đak Song, tỉnh Đak Nông) chia sẻ: “Ba năm trước tôi từng nghĩ đến việc bỏ luôn vườn tiêu vì dịch hại cây hoành hành. Nhưng khi được tiếp cận, áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu, vườn cây với của tôi đã xanh tươi trở lại cho năng suất cao. Qua tìm hiểu, tôi biết hiệu quả đã được thẩm định bởi cơ quan chuyên môn thì tôi càng yên tâm hơn để áp dụng lâu dài”.

 

Mới đây, trong buổi dự thảo đầu bờ tại huyện Đak Đoa, các nông dân của 3 tỉnh Gia Lai, Đak Lak và Đak Nông đã được tham quan, chia sẻ những mô hình áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu hiệu quả. Ông Phạm Tỷ (huyện Chư Sê) vui vẻ nói: “Tôi trồng tiêu nhiều năm rồi, nhưng năm nào cũng đau đầu vì chi phí đầu vào và công lao động thì cứ tăng, chất lượng hạt tiêu thì bấp bênh, cây không khỏe mạnh. Thấy mô hình áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu, tôi sẽ áp dụng cho vườn tiêu với 1.200 trụ của nhà mình”.

Trước những thách thức từ việc canh tác không bền vững như việc độc canh, thiếu thảm phủ, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm từng nông hộ, áp lực dịch bệnh ngày càng tăng... thì việc áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu đã mang lại hiệu quả sản xuất cho người trồng tiêu từ việc chi phí đầu vào hợp lý, năng suất và chất lượng hạt tiêu tăng lên do quản lý hiệu quả tuyến trùng và thán thư giúp giảm tỷ lệ chết chậm, suy thoái vườn cây, quản lý tốt dịch hại chết nhanh, hạn chế vườn tiêu chết đồng loạt.

Tiến sĩ Tôn Nữ Tuấn Nam-Nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên-WASI, cho biết: Giải pháp quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu đã được thực hiện trên nhiều mô hình vườn cây của người nông dân. Từ các mô hình của người nông dân, tôi đã đối chứng thực tế. Tôi và nông dân đều nhận thấy rằng việc quản lý bệnh đạt hiệu quả, các dịch bệnh đều giảm hẳn, cây xanh tươi, cho năng suất cao. Việc quản lý bệnh được chặt chẽ qua giải pháp phòng bệnh có hiệu quả và được nhiều người nông dân chấp nhận.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.