Lời kể xót xa của nạn nhân 10 năm bị bán sang Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm trời ròng rã bị nhốt trong nhà chỉ để đẻ con, cuộc sống nghèo khổ cùng với việc liên tục chạy trốn rồi lại bị bắt về… là những ký ức kinh hoàng đối với người phụ nữ H’Mông 10 năm bị lừa bán sang Trung Quốc.
Bị nhốt trong nhà nhiều năm trời
Cách đây hơn 1 tháng, chị Hạng Thị C. (SN 1982, bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) may mắn trốn thoát trở về sau hơn 10 năm lưu lạc ở xứ người.
Chị C. không biết chữ, cũng không hiểu tiếng Kinh, phải thông qua Trưởng Công an xã Trung Lý phiên dịch chúng tôi mới có thể hiểu được đoạn đời đầy nước mắt của chị sau chừng ấy năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Năm 2008, chồng chị đi tù vì tội tàng trữ ma túy, chị C. ở nhà cùng 2 con nhỏ trong tình cảnh đói nghèo. Không biết làm gì để nuôi cả gia đình, trong lúc túng quẫn, có 2 người lạ mặt đến rủ chị đi làm việc trên tỉnh Lào Cai. Họ nói với chị lên đó làm việc sẽ có tiền gửi về nuôi con. Không một chút đắn đo, chị C. để lại hai đứa con cho ông bà nuôi rồi lên đường theo hai người lạ. Và chuyến đi ấy chị đã bị lừa bán sang Trung Quốc để làm vợ một người đàn ông nghèo.
Chị C. và đứa con mang hai dòng máu ngày trở về Việt Nam.
Nhiều năm đầu làm vợ, chị bị nhốt trong nhà chỉ để sinh con và nấu ăn phục vụ nhà chồng. Một bước chân của chị cũng bị mọi người theo dõi. Nhiều lần chị tìm cách trốn đi nhưng đều không thành. Có những lúc chị chỉ nghĩ đến cái chết để không phải sống trong cảnh "ngục tù" nhưng rồi nghĩ đến các con ở quê nhà, chị lại cố sống hy vọng trốn thoát trở về.
Chị kể, chị không bị nhà chồng đánh đập hành hạ như một số phụ nữ Việt Nam khác, nhưng cuộc sống nghèo khó và khổ sở hơn cả lúc chị ở nhà. Chị lần lượt sinh 2 người con cho người chồng Trung Quốc, đứa con trai hiện đã 9 tuổi và con gái 6 tuổi.
Cũng theo chị C. thì mới vài năm trở lại đây, gia đình nhà chồng nghĩ chị đã sinh con đẻ cái cho họ thì sẽ không tìm cách trốn về nữa nên dần dần bớt theo dõi chị. Dù vậy, họ không bao giờ cho chị một đồng tiền nào để chị có muốn trở về cũng không thể về được. 8 năm làm vợ, lần đầu tiên chị trốn thoát khỏi nhà, đến đồn cảnh sát xin họ cho về Việt  Nam nhưng sau đó người chồng đến xin công an, không hiểu họ đã nói những gì nhưng chị lại bị đưa trở lại nhà chồng.
Cuộc trở về với đứa con mang hai dòng máu
Lần gần đây nhất, khi đó dù đang mang chiếc bụng bầu vượt mặt gần đến ngày sinh đứa con thứ 3 nhưng tìm thấy cơ hội trốn thoát, chị C. đã chạy một quãng đường rất xa, đến được đồn cảnh sát. Lần này, chị quỳ xuống cầu xin cảnh sát Trung Quốc cho chị được trở về Việt Nam. Chị bị họ giữ tại đồn công an 4 tháng trước khi tìm cách cho chị trở về.
Bế đứa con còn đỏ hỏn mới sinh chưa đầy tháng, chị C, rưng rưng nước mắt kể những tháng ngày tăm tối bên xứ người. Dù người phụ nữ này chưa đầy 40 tuổi nhưng trông chị già như đã ngoài 50. Chị bảo, 10 năm qua, không ngày nào chị không nung nấu ý định trở về với các con và gia đình ở quê nhà.
Sau 10 năm, khi chị C. trở về, các con của chị đều đã lớn và có gia đình.
Chúng tôi có mặt tại nhà chị C., căn nhà sàn tuềnh toàng nếu không muốn nói là rách nát, phía trong căn nhà tăm tối ấy không có một vật gì giá trị. Thế nhưng, chị C. cho biết, cuộc sống này còn sung sướng hơn gấp trăm lần ở bên Trung Quốc. Ngày chị trở về, chồng chị cũng đã mãn hạn tù, các con chị đã lập gia đình, có cháu. Cháu nội của chị C. còn hơn tuổi đứa con chị vừa sinh cho người đàn ông Trung Quốc.
“Tôi cũng muốn đưa các con đi theo, nhưng bên đó các con đã có hộ khẩu nên công an không cho đưa về. Tôi rất nhớ chúng, nhưng tôi không muốn quay lại đó nữa, có lẽ sẽ không bao giờ gặp các con được nữa” – chị C. vừa khóc vừa tâm sự.
Có lẽ, 10 năm làm vợ bên xứ người và cuộc trốn chạy khỏi “ngục tù” trần gian ấy sẽ còn ám ảnh suốt cuộc đời người phụ nữ H’Mông này.  
Thượng tá Gia Nọ Pó, Phó Trưởng Công an huyện Mường Lát trăn trở: “Rất nhiều nạn nhân khi trở về kể quãng đời làm vợ hay bị bán vào động mại dâm, cuộc sống vô cùng khốn khổ. Nhiều người trở về phải trải qua hành trình trốn thoát vô cùng gian nan. Có nạn nhân phải nhảy từ tầng 2 xuống đất, chạy bộ hàng chục km, nhiều nạn nhân bỏ trốn bị bắt trở lại, bị hành hạ, đánh đập rất dã man. Hay có những nạn nhân chạy đến đồn công an Trung Quốc nhưng cũng bị giam nhiều tháng mới được trở về Việt Nam...".
Bình Minh (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.