Ba đời thay nhau đào mới được viên kim cương 42 carat

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viên kim cương 42,59 carat là viên kim cương lớn nhất được đào tại Panna từ năm 1961 đến nay đã được một gia đình nối tiếp nhau tìm kiếm suốt 3 thế hệ.

Viên kim cương lớn 44,59 carat cũng là viên kim cương lớn nhất được đào tại Panna từ năm 1961.
Viên kim cương lớn 44,59 carat cũng là viên kim cương lớn nhất được đào tại Panna từ năm 1961.



Đối với ông Motilal Prajapati, một người lao động đã 50 tuổi, cuộc săn tìm kho báu bắt đầu từ hai thế hệ trước, khi ông nội của ông mua một mảnh đất nhỏ gần khu vực chứa đầy kim cương Panna ở Madhya Pradesh.

Tuy nhiên sau nhiều năm săn tìm, ông của Prajapati không tìm được một viên kim cương nào. Mong muốn đào được kim cương tiếp tục được truyền cho những thế hệ tiếp theo nhưng gia đình ông Prajapati vẫn không thể tìm thấy một viên đá quý nào khác.

Dù các khoản nợ vẫn tiếp tục tăng nhưng ông Prajapati chưa bao giờ từ bỏ niềm mong mỏi của ông nội mình. Cách đây một tháng rưỡi, ông Prajapati và anh trai Raghuveer bắt đầu đào gần khu vực Krishna Kalyanpur ở Panna, hy vọng rằng lần này họ sẽ thành công trong việc tìm kiếm một viên kim cương.

Và vận may đã đến với cả gia đình Prajapati khi hai anh em họ đào một viên kim cương lớn 42,59 carat, trị giá ít nhất là 15 triệu Rupees (gần 5 tỷ đồng).

Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định được giá trị chính xác của viên kim cương được ông Prajapati tìm thấy, họ ước tính rằng nó có thể trị giá khoảng 15 – 25 triệu Rupees (5 – 8 tỷ đồng).


 

Ông Motilal Prajapati có kế hoạch sử dụng tiền bán viên kim cương để cho con cái ông đi học.
Ông Motilal Prajapati có kế hoạch sử dụng tiền bán viên kim cương để cho con cái ông đi học.



Theo một số tờ báo địa phương, đây là viên kim cương lớn nhất được đào tại Panna từ năm 1961 đến nay và là viên kim cương lớn thứ hai trong lịch sử.

Viên kim cương lớn nhất của Panna được Rasool Mohammad, sống tại làng Matuatola đào vào ngày 15/10/1961, nặng 44,55 carat.

“Tôi vô cùng hạnh phúc. Sau gần một tháng rưỡi lao động vất vả, tôi đã đào được một viên kim cương. Tôi sẽ phải dùng một phần giá trị của nó để trả nợ. Viên kim cương này sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của tôi”, ông Prajapati phấn khởi nói.

Ông Prajapati nói thêm rằng, viên kim cương này đã hoàn thành nhiệm vụ của các thế hệ trước và đảm bảo hạnh phúc cho các thế hệ sau này của gia đình ông và khẳng định: “Tôi sẽ chi tiền cho con cái tôi được đi học”.

Được biết, ông Prajapati đã bàn giao viên đá quý cho nhân viên kim cương của Panna.

“Ông Prajapati đã đem viên kim cương đến văn phòng để gửi viên đá quý này. Viên kim cương 42,59 carat này vẫn chưa được thẩm định. Nó sẽ được bán đấu giá vào tháng 1 năm sau và số tiền thu được sẽ được trao cho ông Prajapati sau khi khấu trừ tiền bản quyền và thuế”, Anupam Singh, người chịu trách nhiệm quản lý viên kim cương này nói.

Giống như gia đình ông Prajapati, hàng trăm người đãđến Panna, đặc biệt là vào thời gian này trong năm để săn tìm kim cương.

Theo dantri/petrotimes

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.