Yêu cầu khảo sát giá thị trường để bồi thường làm cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 14-8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có văn bản liên quan đến triển khai dự án đầu tư đường bộ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương theo hình thức đối tác đầu tư công.
Cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: LĐ
Cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: LĐ
Trước đó ngày 1-8, Hội đồng thẩm định cơ sở Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (PPP) tổ chức cuộc họp.
Theo Báo Lao Động, sau khi nghe các bên báo cáo, ông Phạm S-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đầu tiên và có quy mô lớn đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Lâm Đồng ghi nhận, nhà đầu tư lập dự án đã phối hợp với Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh khẩn trương chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình thẩm định đảm bảo tiến độ, thành phần hồ sơ.  
Tuy nhiên Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi còn một số nội dung cần làm rõ, bổ sung để hoàn thiện.
Về hướng tuyến, do hướng tuyến đề xuất có điều chỉnh cục bộ so với quy hoạch đường cao tốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454 năm 2021 và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Di Linh và Đức Trọng.
Để đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy hoạch trên địa bàn huyện Di Linh và Đức Trọng, Lâm Đồng đề nghị nhà đầu tư lập dự án thuyết minh, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đề xuất điều chỉnh hướng tuyến, đưa ra các phương án so sánh làm cơ sở để Hội đồng thẩm định xem xét, có ý kiến.
Phương án giải phóng mặt bằng, đề nghị tham khảo hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án của các dự án có vị trí tương tự; khảo sát, thu thập thông tin giá đất giao dịch trên thị trường để áp giá tính toán chi chí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng lưu ý nhà đầu tư cần rà soát lại diện tích bồi thường đất lâm nghiệp và đất trồng cây lâu năm.
Về tổng mức đầu tư, tỉnh Lâm Đồng đề nghị bổ sung các tài liệu tổng mức đầu tư của các dự án tương tự, thuyết minh cơ sở vận dụng, quy đổi suất đầu tư theo quy định; tính toán mức độ biến động, trượt giá, cập nhật chi phí giải phóng mặt bằng sau khi rà soát, tính toán…
Đánh giá, tính toán lại một số nút giao phù hợp nhất, hiệu quả nhất theo nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông là trên hết, không gian hai bên đường cao tốc và các điểm kết nối giữa đường cao tốc với các tuyến đường địa phương để có giải pháp phù hợp, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các dự án về đô thị, du lịch, khu dịch vụ... sau khi đường cao tốc đưa vào khai thác sử dụng.
Tỉnh Lâm Đồng đề nghị nhà đầu tư lập dự án hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trước ngày 22-8.
Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương được dự tính khởi công vào tháng 6.2023, hoàn thành sau ba năm, sớm hơn kế hoạch 6 tháng.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương dài 73 km cũng chia thành hai giai đoạn xây dựng, từ 2022 đến 2025 làm 4 làn xe, rộng 17 m, vận tốc 80km/h. Sau năm 2030, cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25 m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương nằm trong các dự án thành phần gồm Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương và Liên Khương - Prenn.
Toàn tuyến sẽ hình thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, mở ra không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng và toàn vùng nhằm khai thác tối đa những thế mạnh về du lịch, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
Theo Hữu Long (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.