Yên bình cuộc sống làng Kê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp cận các đối tượng có dấu hiệu hoạt động cho kẻ xấu để tuyên truyền; vận động người dân tập trung lao động sản xuất, từ bỏ các tổ chức phản động… Những việc làm trên của "Tổ phụ nữ nòng cốt" ở làng Kê (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) đã góp phần xóa bỏ được các “điểm nóng” về tình hình an ninh-trật tự trên địa bàn. Làng Kê nay đã trở lại cuộc sống yên bình vốn có.  

Cảm hóa… những lầm lỡ

 

Tổ phụ nữ nòng cốt làng Kê trong một buổi tuyên truyền vận động tại một hộ gia đình. Ảnh: M.N
Tổ phụ nữ nòng cốt làng Kê trong một buổi tuyên truyền vận động tại một hộ gia đình. Ảnh: M.N

Làng Kê trước đây từng là một trong những địa bàn phức tạp về tình hình an ninh-trật tự. Tại đây, một số kẻ xấu đã lợi dụng chính sách tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động dân làng gây rối trật tự công cộng, vượt biên trái phép. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực không mệt mỏi, "Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê đã từng bước bám sát sinh hoạt của các hộ gia đình, tiếp cận các đối tượng có dấu hiệu hoạt động cho kẻ xấu để tuyên truyền, vận động. Các chị đã lần lượt cảm hóa được 8 đối tượng cầm đầu của các tổ chức phản động quay trở lại cuộc sống yên bình vốn có của gia đình, buôn làng, tập trung lao động sản xuất cùng với cộng đồng. Trong đó có thể kể đến K'Puih Hậu, K'Puih H'Ríp, K'Puih Dớ..., những đối tượng từng cầm đầu thường xuyên trốn ra rừng để móc nối với tổ chức phản động, xúi giục, kích động bà con trong làng vượt biên trái phép, bán đất đai, bỏ lao động và gây rối trật tự công cộng.
 

2 kpui hau.jpg
K'Pui Hậu chăm lo sản xuất, không còn nghe lời bọn xấu xúi giục, kích động. Ảnh: M.N

Làng Kê có 145 hộ với 700 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số Jrai. Làng có đến 55% số hộ dân theo đạo Tin lành Miền Nam Việt Nam. Trước đây, tình hình an ninh trật tự trong làng còn nhiều phức tạp, một số người nhẹ dạ cả tin đã nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu tham gia gây bạo loạn và tổ chức vượt biên trái phép sang Campuchia. Trò chuyện cùng P.V, K'Puih Hậu tâm sự: “Trước đây, mình nghe lời kẻ xấu trốn ra rừng hoạt động, tiếp tay cho bọn chúng. Ở rừng khổ lắm, có những lúc vợ con không mang cơm ra tiếp tế thì phải chịu đói, chịu khát. Nhờ các chị tuyên truyền, giải thích mà mình thấy được cái sai. Giờ mình đã sửa đổi cùng vợ con chăm lo làm ăn và chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhờ các chị, cuộc sống của gia đình mình đã vượt qua khó khăn, con cái đều được đến trường”.

Mô hình hay, hoạt động hiệu quả

 

Chị Kpă Len-Thủ lĩnh trẻ tuổi của Tổ phụ nữ nòng cốt làng Kê, thị trấn Chư Sê. Ảnh: M.N
Chị Kpă Len-Thủ lĩnh trẻ tuổi của Tổ phụ nữ nòng cốt làng Kê, thị trấn Chư Sê. Ảnh: M.N

"Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê gồm 5 chị đều là người dân tộc Jrai, do chị Kpă Len làm tổ trưởng. Các chị em trong tổ đều là những người có trình độ, kinh nghiệm và năng nổ trong công việc. Với phương châm "đi từng ngõ-gõ cửa từng nhà" để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em trong làng, họ đã đẩy mạnh từ công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của  Nhà nước đến việc quan tâm chăm lo đến đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số. Đồng thời, các chị cũng vạch rõ cho những người trong làng thấy được âm mưu của kẻ xấu lợi dụng chính sách, tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động dân làng gây rối trật tự công cộng như vượt biên trái phép sang Campuchia, bỏ sản xuất, không cho con em đến trường lớp...

Chị Kpă Len-Tổ trưởng "Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê cho biết: Nhiệm vụ của 5 chị em tham gia trong tổ là tự mình làm "trong sạch" gia đình, nghĩa là không có thành viên nào tham gia với kẻ xấu và có trách nhiệm cao trong việc tố giác tội phạm. Có như thế, mỗi khi nói chuyện với chị em trong làng thì họ mới nghe và đồng thuận hưởng ứng. Nói lần 1 họ chưa hiểu thì mình tiếp tục nói lần 2, lần 3... không chỉ ở nhà mà cả những khi họ lên nương rẫy. Giờ, hầu hết bà con trong làng đều yên tâm lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; làng Kê không còn là "điểm nóng" về tình hình an ninh, trật tự.

Ngoài những thành tích đáng nể trên, các chị trong "Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê còn tích cực vận động chị em phụ nữ trong làng thực hiện tốt các cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch". Hàng năm, có đến 75% số hộ đạt các tiêu chí này. Chị em trong làng còn tự nguyện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân"...
    
Chị Đào Ánh Hồng-Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Chư Sê cho biết, hoạt động của "Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê là rất hiệu quả trong việc ổn định đời sống và sinh hoạt trong cộng đồng làng. Đây là "điểm sáng" đang cần được nhân rộng. Thị trấn Chư Sê hiện có 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số đều đã hình thành được "Tổ phụ nữ nòng cốt". Hội phụ nữ thị trấn đang có kế hoạch phối hợp với các đơn vị chức năng để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động để cộng đồng làng làm theo. “Trong đó, chúng tôi sẽ lấy mô hình hoạt động hiệu quả của “Tổ phụ nữ nồng cốt” làng Kê ra làm điển hình giới thiệu để các đơn vị khác học tập, thực hiện”-chị Hồng khẳng định.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null