Ý tưởng khởi nghiệp từ nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp 2017” đã khép lại tối 13-10 và mở ra nhiều hướng đi mới cho các bạn trẻ giàu đam mê sáng tạo, mong muốn gầy dựng cơ nghiệp bằng chính đôi tay, khối óc của mình, nhất là những thanh niên có đam mê trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp 2017” do Tỉnh Đoàn phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai thực hiện đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo các bạn trẻ trong toàn tỉnh. Trong 4 ý tưởng lọt vào vòng chung kết thì có 3 ý tưởng thuộc lĩnh vực nông nghiệp được các bạn trẻ triển khai thực hiện, tạo ra sản phẩm và thu về lợi nhuận.

 

Dự án “Trùn quế Gia Lai” nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Ảnh: P.L
Dự án “Trùn quế Gia Lai” nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Ảnh: P.L

Đáng chú ý nhất tại cuộc thi là mô hình nuôi trùn quế của chàng trai 9X Nguyễn Văn Hòa-Bí thư Đoàn xã Đak Hlơ (huyện Kbang). Mô hình gây ấn tượng với Ban giám khảo không chỉ bởi ý tưởng mà còn bởi quy mô đầu tư và hiệu quả đem lại.

Tốt nghiệp ngành Tài chính-Ngân hàng, song Hòa lại có một niềm đam mê lớn với nông nghiệp. Bắt đầu với số vốn khoảng 10 triệu đồng, đến nay, mô hình “Trùn quế Gia Lai” của anh đã hoạt động ổn định, đưa vào thương mại 8 dòng sản phẩm cho 2 loại trùn thương phẩm và phân trùn.

Không chỉ tự sản xuất, anh còn chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, đồng thời bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá thành cao. Trung bình mỗi năm, anh bán được 450 tấn sản phẩm các loại từ trùn quế nhưng cũng chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh. Với những thành công đến từ sự dám nghĩ, dám làm, mô hình của Hòa được trao giải nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp 2017”.

Giải nhì của cuộc thi được trao cho mô hình “Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh” của chị Nguyễn Thị Kim Anh-Bí thư chi đoàn 10, phường Hoa Lư, TP. Pleiku.

Ý tưởng này cũng được khởi dựng trên nền tảng nông nghiệp khi chị Kim Anh nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm, đặc biệt là rau sạch của người dân ngày càng cao trong khi có rất ít sản phẩm đủ độ tin cậy. Vì thế, từ kinh nghiệm học hỏi được nhiều nơi, chị Kim Anh mạnh dạn đầu tư hệ thống trồng rau thủy canh. Đến nay, vườn rau thủy canh Thiện Tâm của chị cung ứng ra thị trường khoảng 50 kg rau sạch các loại mỗi ngày.

Cũng trăn trở với nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, 2 bạn trẻ Nguyễn Lâm Nhật Khôi và Nguyễn Đỗ Xuân Diệu (lớp 11A9, Trường THPT Pleiku, TP. Pleiku) đã gây ấn tượng với ý tưởng xây dựng Chợ thực phẩm sạch “Cleaning Market”.

Để lên ý tưởng này, họ đã thực hiện khảo sát nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của 100 bà nội trợ ngẫu nhiên khắp các khu chợ trên địa bàn TP. Pleiku. Kết quả thu về cho thấy, 100% các bà nội trợ không tin tưởng vào thực phẩm mình đang mua hàng ngày.

Từ đó, 2 bạn trẻ đã có những hoạch định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết và khoa học cho ngôi chợ thực phẩm sạch; trong đó nguồn cung đóng vai trò quyết định để chợ được tin tưởng và duy trì hoạt động.

Vì thế, nhà cung cấp rau, thịt, cá phải đảm bảo quy trình sản xuất sạch, an toàn. Dù chỉ dừng lại ở ý tưởng và đạt giải khuyến khích, song các bạn trẻ đã cho thấy mình không đứng ngoài cuộc khi dành sự quan tâm đến nạn thực phẩm bẩn và tìm cách khắc phục. “Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” lần này đem đến cho em nhiều trải nghiệm thú vị.

Qua đó, em được Ban giám khảo chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong ý tưởng của mình, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn, thực tế hơn để có thể triển khai”-Nguyễn Đỗ Xuân Diệu chia sẻ.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.