Sâu hun hút trong con hẻm 214 Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM) là những căn nhà lụp xụp xen lẫn giữa những ngôi nhà cao tầng. Đây là xóm trọ của gần 300 mảnh đời quê Phú Yên mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Koe H’meng, Tháp Chàm hay Đền Kalan… là tên gọi của đồng bào Ê Đê, Gia Lai hay người Kinh, người Chăm về Tháp Nhạn-biểu tượng của lịch sử văn hoá đặc sắc, một trong ba chỉ dấu của xứ Nẫu: Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn tháp Nhạn, có dòng sông Ba.
(GLO)- Dẫu lập nghiệp trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió nhưng người xứ nẫu (Bình Định, Phú Yên) luôn đau đáu nỗi niềm thương nhớ quê. Để rồi lại thấy cụm từ “xứ nẫu“ chân chất thân thương và đặc biệt đến thế. Những âm sắc tiếng nẫu nặng trịch, ngắn cụt, cộc cộc: dễ òm, chưng hửng, hé, hử, nố, dẫy ngheng… có thể vơi bớt ít nhiều nhưng khí chất ăn sóng nói gió thì không bao giờ phai. Nơi chôn nhau cắt rốn luôn thăm thẳm, vời vợi nên xứ nẫu cứ lấp lánh trong mắt những đứa con xa quê.
Bây giờ, xứ Nẫu quê tôi, ngày tết vẫn còn đĩa bánh thuẫn trong mỗi gia đình để dâng lên bàn thờ gia tiên, và mời khách, nhưng phần nhiều là mua từ các cơ sở sản xuất, từ chợ...
Đó là Thái Mỹ Vàng và Dương Phi Thoàn (cùng 29 tuổi, hiện ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên). Cả hai đang tràn nhiệt huyết lập nghiệp bằng đặc sản xứ Nẫu quê nhà (Phú Yên và Bình Định được mệnh danh là xứ Nẫu).
(GLO)- Mùa bơ năm 1975, trong một chuyến về thăm quê ở xứ nẫu, tôi mang theo đâu chừng vài chục quả bơ già để làm quà cho bà con lối xóm. Ở quê, đây là loại quả lạ chưa ai biết, cho nên món quà nhỏ trở thành thứ quý, quanh xóm mỗi nhà chỉ được tặng vài quả, bà con mừng lắm. Nhiều người nghe tôi bảo đây là loại quả chỉ có ở Gia Lai và rất ngon nên có ý sẽ lấy hạt ươm trồng loại cây cho trái này trong vườn nhà. Chẳng biết mô tê, nhưng tôi làm ra vẻ người từng biết việc ươm trồng thông thạo nên hướng dẫn chi li...