Xe máy thoải mái đi giữa lòng hồ Đan Kia – Suối Vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguồn nước bổ sung giảm mạnh, trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp tăng nhanh khiến cho mực nước tại hồ Đan Kia – Suối Vàng (Lâm Đồng) thấp hơn mọi năm gần 2 m.


Hồ Đan Kia - Suối Vàng là công trình đa mục tiêu nằm trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Ngoài việc cung cấp nước cho thủy điện, nhà máy xử lý nước sinh hoạt ở TP Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương, hồ còn giữ vai trò quan trọng trong phục vụ tưới tiêu trong vùng.


Tuy nhiên, sau nhiều tháng tại khu vực không có mưa, nguồn nước bổ sung hạn chế khiến cho mực nước rút sâu, phía thượng nguồn hồ cạn khô kéo dài về phía hạ nguồn hàng trăm mét.


Một số hình ảnh Báo SGGP Online ghi nhận tại hiện trường:

Nhìn từ xa lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng cạn khô. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nhìn từ xa lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng cạn khô. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Bề mặt nứt nẻ tại lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Bề mặt nứt nẻ tại lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nguồn nước bổ sung sụt giảm mạnh do đang vào mùa khô và do diện tích canh tác của người dân quanh hồ ngày càng tăng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nguồn nước bổ sung sụt giảm mạnh do đang vào mùa khô và do diện tích canh tác của người dân quanh hồ ngày càng tăng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Gia súc được chăn thả ngay trên lòng hồ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Gia súc được chăn thả ngay trên lòng hồ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nhiều người dân đào hố tìm nguồn nước ngay giữa lòng hồ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Nhiều người dân đào hố tìm nguồn nước ngay giữa lòng hồ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Theo các hộ dân canh tác nông nghiệp tại đây, mực nước hồ đang thấp hơn gần 2 m so với mọi năm. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Theo các hộ dân canh tác nông nghiệp tại đây, mực nước hồ đang thấp hơn gần 2 m so với mọi năm. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Mực nước hồ cạn khô kéo dài về phía hạ nguồn hàng trăm mét buộc người dân phải đấu nối thêm đường ống để lấy nước tưới cho cây trồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Mực nước hồ cạn khô kéo dài về phía hạ nguồn hàng trăm mét buộc người dân phải đấu nối thêm đường ống để lấy nước tưới cho cây trồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Hiện có khoảng 150ha đất sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước từ hồ, diện tích này đang tăng theo từng năm do người dân mở rộng sản xuất. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Hiện có khoảng 150ha đất sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước từ hồ, diện tích này đang tăng theo từng năm do người dân mở rộng sản xuất. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Du khách thoải mái chạy xe máy ngay trên lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Du khách thoải mái chạy xe máy ngay trên lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

ĐOÀN KIÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.